RFA/UNCLOS. Đường màu đỏ trên bản đồ là vùng biển hình “lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ để giành chủ quyền vùng biển Đông và khu vực bãi cạn Scarborough
Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok
Lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc đã bắt đầu đi vào hiệu lực vào ngày 16 tháng 5 vừa qua.
Trung Quốc nói lệnh này nhằm giúp duy trì và phát triển nguồn cá trên biển Đông, nhưng liệu Trung Quốc có thực hiện nghiêm túc lệnh cấm đánh bắt cá này hay không trong khi một lệnh cấm đơn phương lại có thể khiến tình hình thêm phức tạp? Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình.
Ai muốn cấm ai đánh bắt cá trên Biển Đông?
Kể từ năm 1999 đến nay, hè năm nào Trung Quốc cũng áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trên một vùng rộng thuộc biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và khu vực bãi cạn Scarborough thuộc Philippines. Lệnh cấm kéo dài hơn 2 tháng và với mục đích là để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển như phát biểu của người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đưa ra cách đây vài ngày.
Kể từ năm 1999 đến nay, hè năm nào Trung Quốc cũng áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trên một vùng rộng thuộc biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và khu vực bãi cạn Scarborough thuộc Philippines. Lệnh cấm kéo dài hơn 2 tháng và với mục đích là để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển như phát biểu của người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đưa ra cách đây vài ngày.
Tuy nhiên, năm nay tình hình lại khác các năm trước. Bởi chỉ vài ngày trước khi lệnh cấm của Trung Quốc có hiệu lực, Philippines lần đầu tiên cũng đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên khu vực bãi cạn Scarborough Shoal, nơi diễn ra tranh chấp về nguồn cá giữa Philippines và Trung Quốc từ nhiều tuần nay. Cơ quan thủy sản và nguồn tài nguyên nước của Philippines cho biết lệnh cấm cũng được bắt đầu vào ngày 16 tháng 5 và sẽ kéo dài đến ngày 15 tháng 7, và có khả năng phải gia hạn thêm tùy điều kiện cụ thể.
…chỉ vài ngày trước khi lệnh cấm của Trung Quốc có hiệu lực, Philippines lần đầu tiên cũng đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên khu vực bãi cạn Scarborough Shoal, nơi diễn ra tranh chấp về nguồn cá giữa Philippines và Trung Quốc từ nhiều tuần nay.
Ngư dân Việt Nam chuẩn bị ra khơi bất chấp lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc.RFA
Ông Asis Perez, Giám đốc cơ quan thủy sản và nguồn tài nguyên nước của Philippines bác bỏ nhận định cho rằng Philippines đưa ra lệnh cấm này để phản ứng lại lệnh cấm đơn phương của Trung Quốc. Báo chí Philippines trích lời ông Perez cho biết lệnh cấm là cần thiết để bảo tồn các nguồn tài nguyên biển. Lệnh cấm được áp dụng không những chỉ cho các ngư dân Philippines mà cả các ngư dân Trung Quốc.
Đánh giá về động thái này của hai nước, giáo sư Carl Thayer thuộc học viện quốc phòng Úc nhận xét:
Carl Thayer: theo lý thuyết mà nói thì rõ ràng là nguồn cá tại khu vực biển Đông đang sụt giảm, vì vậy cần có sự hợp tác của các bên. Đây là lần đầu tiên hai nước cùng đưa ra lệnh đánh bắt cá một lúc. Nếu các lệnh này được thực hiện nghiêm túc thì nó sẽ giúp tránh được việc suy giảm nguồn cá, và thậm chí còn giúp khôi phục nguồn cá.
Trong khi đó, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam hôm 15 tháng 5 đã lên tiếng bác bỏ lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc và khẳng định lệnh cấm vô hiệu lực.
Trong khi đó, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam hôm 15 tháng 5 đã lên tiếng bác bỏ lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc và khẳng định lệnh cấm vô hiệu lực.
Hôm 14 tháng 5, Hội nghề cá Việt Nam đã có công văn gửi văn phòng chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao để phản đối lệnh cấm này. Hội nghề cá kêu gọi các cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ ngư dân, phản đối lệnh cấm của Trung Quốc. Đồng thời, Hội nghề cá Việt Nam kêu gọi các hội nghề cá các cấp vận động, tuyên truyền hội viên, ngư dân yên tâm, tích cực bám biển sản xuất.
Tàu Haijian (Hải Giám) hiện đại của Trung Quốc tuần tiểu ngày đêm trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. (ảnh minh họa)báo TQ
Tương lai mờ mịt cho nguồn cá Biển Đông
Cũng có quan ngại cho rằng Trung Quốc có khả năng sẽ không thực thi lệnh cấm đánh bắt cá một cách nghiêm túc. Báo chí Việt Nam năm ngoái cho biết vào thời điểm lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc có hiệu lực, vẫn có đến hơn 140 lượt tàu cá của Trung Quốc vào khu vực biển miền Trung Việt Nam để đánh bắt hải sản. Giáo sư Carl Thayer đặt câu hỏi về sự nghiêm túc trong lệnh cấm này của Trung Quốc:
Cũng có quan ngại cho rằng Trung Quốc có khả năng sẽ không thực thi lệnh cấm đánh bắt cá một cách nghiêm túc. Báo chí Việt Nam năm ngoái cho biết vào thời điểm lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc có hiệu lực, vẫn có đến hơn 140 lượt tàu cá của Trung Quốc vào khu vực biển miền Trung Việt Nam để đánh bắt hải sản. Giáo sư Carl Thayer đặt câu hỏi về sự nghiêm túc trong lệnh cấm này của Trung Quốc:
Carl Thayer: làm thế nào các anh có thể bảo vệ nguồn cá nếu các anh chỉ cấm các tàu Việt Nam và tàu của Philippines mà không cấm các tàu cá của mình? Việc này đòi hỏi sự hợp tác của cả 3 nước.
Trong khi Trung Quốc kêu gọi ngư dân các nước tôn trọng lệnh cấm để bảo vệ nguồn cá thì những ngày gần đây, báo chí nước này đưa tin Trung Quốc chuẩn bị đưa một nhà máy chế biến cá ra biển Đông.
Trong khi Trung Quốc kêu gọi ngư dân các nước tôn trọng lệnh cấm để bảo vệ nguồn cá thì những ngày gần đây, báo chí nước này đưa tin Trung Quốc chuẩn bị đưa một nhà máy chế biến cá ra biển Đông. Đây là một tàu nhà máy có tên gọi Hải Nam Bảo Sa 001, trọng tải 32.000 tấn và có công suất chế biến hơn 2 000 tấn hải sản mỗi ngày. Hiện tại, khi Hải Nam Bảo Sa chưa có mặt tại biển Đông, các đội tàu cá của Trung Quốc không thể ở lại lâu dài trên biển.
Tuy nhiên một khi Hải Nam Bảo Sa ra khơi, tàu này có thể hỗ trợ cho khoảng từ 300 đến 500 tàu cá Trung Quốc và các đội tàu cá này có thể ở lại lâu dài trên biển đến 9 tháng. Giáo sư Carl Thayer cho rằng việc Trung Quốc chuẩn bị triển khai nhà máy chế biến cá khổng lồ trên biển vào lúc cần phải bảo tồn nguồn tài nguyên biển có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng triệu người dân trong khu vực bao gồm cả Trung Quốc:
Hàng triệu người đang sống dựa vào nguồn cá trên biển Đông, không chỉ riêng Trung Quốc. Nếu Trung Quốc cứ làm theo cách tham lam của mình thì họ đang cắt mũi chính mình, đang tự bắn vào chân mình bởi vì cuối cùng thì cũng chẳng còn cá đâu cho Trung Quốc
GS. Carl Thayer
Carl Thayer: nhà máy chế biến cá trên biển của Trung Quốc có thể giúp cho hàng trăm tàu cá Trung Quốc, họ có thể ở trên biển hàng tháng trời. vì vậy Trung Quốc đang tự mình hành động mà không có hợp tác. Họ đang giết con ngỗng đẻ trứng vàng.
Hàng triệu người đang sống dựa vào nguồn cá trên biển Đông, không chỉ riêng Trung Quốc. Nếu Trung Quốc cứ làm theo cách tham lam của mình thì họ đang cắt mũi chính mình, đang tự bắn vào chân mình bởi vì cuối cùng thì cũng chẳng còn cá đâu cho Trung Quốc mà dân số của họ vẫn tăng đều đều và họ vẫn sẽ có nhu cầu ăn.
Lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông của Trung Quốc và Philippines mới bắt đầu có hiệu lực. Có lẽ còn quá sớm để có thể kết luận Trung Quốc có thực hiệm nghiêm túc lời nói bảo vệ nguồn tài nguyên biển hay không, nhưng chắc chắn không quá sớm để Trung Quốc và các nước trong khu vực bắt đầu phải thực sự lo lắng về sự suy giảm nguồn tài nguyên biển đã nuôi sống hàng triệu ngư dân trong vùng từ nhiều đời nay.
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét