Giới Thiệu

Blog Luật của Sự Thật là một trang blog đăng tải các tin tức bài vỡ liên quan đến những sự kiện bất công, lạm dụng luật pháp hiện đang xảy ra tại Việt Nam.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 1

Xin nhấn vào đây để đọc tập 1 về quyền biểu tình.

Chân dung ông Nguyễn Đức Kiên

Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 2

Xin nhấn vào đây để đọc tập 2 về quyền hội họp, lập hội, lập đảng.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 3

Xin nhấn vào đây để đọc tập 3 về quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin.

30/6/12

10 Điều Cần Lưu Ý Khi Xuống Đường Biểu Tình




Dù biết rng các bn đã có khá nhiu kinh nghim sau nhiu ln xung đường biu tình trong thi gian qua, tuy nhiên Lut ca S Tht cũng xin được tóm gn 10 điu căn bn hu xin giúp lưu ý các bn khi xung đường biu tình. Mc đích là đ gim thiu nhng khó khăn không cn thiết và bo v được nhng quyn bày t chính kiến của các bạn.

1    1. Dựa theo Hiến Pháp (Điều 69 và Điều 50) và luật pháp Việt Nam thì bạn có quyền thực thi quyền biểu tình của mình để bày tỏ lòng yêu nước, hoặc bày tỏ chính kiến của mình về mọi vấn đề của đất nước. 

   2. Khi đi biểu tình nên cùng với bạn bè từng nhóm đông người để có thể giúp đỡ lẫn nhau, thông tin cho nhau nếu bị công an ép bắt đi hoặc bị côn đồ hành hung.

3. Luôn mang theo điện thoại cầm tay, máy chụp hình để phòng khi cần gửi ngay những hình ảnh bạn bè bị công an đánh đập hoặc bắt đi. Nên gửi cho càng nhiều người càng tốt và nếu được tải lên facebook, mạng…Đây là một hình thức bảo vệ sự an nguy và giảm những động thái trù dập của công an.

     4. Theo Điều 71 Hiến Pháp và Điều 6 Bộ luật TTHS thì bạn có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt mà không có lệnh từ tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn từ Viện kiểm sát, do đó bạn có quyền hỏi rõ lý do bắt bạn.

     5. Trong trường hợp họ sử dụng vũ lực để cưỡng bức thì bạn nên tạm thời chấp hành để tránh việc họ vu khống bạn chống người thi hành công vụ. Nhưng khi làm việc thì bạn nên cương quyết yêu cầu họ nói rõ lý do bắt bạn.

6. Bạn nên giữ bình tĩnh, tự chế trong mọi trường hợp. Đừng nổi nóng hoặc phản ứng một cách bạo động khi bị khiêu khích. Điều này sẽ tránh tạo lý cớ để công an đánh đập hoặc bắt bạn.

     7. Tất cả mọi cuộc biểu tình nên diễn ra trong hòa bình tránh bạo động, cho dù biểu tình với lý do gì.

Cuộc triệt thoái chiến lược 2012


Đinh Tấn Lực - “Bá cáo thất lạc một đôi giày cao gót màu hồng, mũi hở lổ nhỏ, da thật, hàng hiệu, số 37, có đệm mút silicon Combo bảo vệ gót, bị đánh rơi trên tuyến đường từ 34 Láng Hạ đến Câu lạc bộ ‘Đi lên bằng đôi chân của chính mình’, đối diện chếch vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Ai nhặt được xin vui lòng đem đến câu lạc bộ hoàn trả, sẽ hậu tạ”.

Bản bá cáo không ký tên khổ chủ, nhưng do các bản tin dồn dập trên trang nhất các tờ báo thừa xã luận và dư lá cải mấy hôm nay, cư dân Hà Nội đoán non đoán già ra nhiều chuyện… 

Hóa ra là có người bị sút giày trên đường tháo thân, mà các báo không chịu nói rõ ngọn nguồn. 

Cho tới nay chưa nghe một ai nhắn tin tìm thấy và hoàn trả đôi giày da hàng hiệu đó, nhưng ngẫm sâu hơn, người ta đã tìm thấy một niềm vui nho nhỏ khác, là báo chí trong lề/ngoài sạp đã chọn cách thông tin dữ kiện vừa đủ cho người đọc tự luận rồi rỉ tai nhau những tình tiết mắm muối, cho tới khi bản tin thành món kho quẹt. Như Rứa, bạn Son sẽ không có cớ để hành tỏi gì được. 

Nhật Ký Yêu Nước: Lời kêu gọi tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc xâm lược ngày 1/07/2012



8h sáng ngày 01/07/2012 tại cả hai địa điểm:

- Hà Nội: Tập trung tại vườn hoa Lý Thái Tổ (khu vực tượng đài) bắt đầu tuần hành đến 46 Hoàng Diệu - Đại sứ quán Trung Quốc.

- Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung tại công viên 30 tháng 4 bắt đầu tuần hành đến 175 Hai Bà Trưng  -  Lãnh sự quán Trung Quốc.

Danlambao - Trong suốt hơn một tuần qua, khi quốc hội Việt Nam vừa ra biểu quyết thông qua Luật Biển - khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Kế tiếp ngay sau đó phía Trung Quốc có quyết định thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý bao gồm cả hai huyện đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Góp ý cho ngày 01-07-2012



Văn Trường (Danlambao)Mở đầu câu chuyện xin cho Văn Trường tôi có lời xin lỗi trước, cùng các Bạn “Còm Sĩ” trong Thôn DLB thân mến, đề tài nói chuyện của Văn Trường tôi hôm nay nó cũ rồi, nhiều bài viết cũng đã đưa ra, và có quá nhiều ý kiến nghiêm túc của các bạn cũng đã được nêu lên. Nhưng Văn Trường tôi cũng xin ban Chủ Biên ưu ái mà post câu chuyện này lên, vì đây là những gì anh em chúng ta muốn trao đổi cùng nhau, và thiết nghĩ đây cũng là tôn chỉ của Thôn DLB. Thật không gì sung sướng bằng, cái mình nghĩ mà có người cũng cùng nghĩ như ta.

Trong câu chuyện “Đấu Tranh” vừa rồi, nói chuyện về biểu tình ông bạn Người Nam-Định nói “Chúng ta ráng có mặt ngày 1/7/2012”, cái câu này là cái động cơ gây nên có câu chuyện hôm nay. Thú thiệt nghe câu này, nó có cái cảm giác giống lắm cái nôn nóng cho mau tới ngày, mà anh em đã một lần được hưởng, khi hẹn cùng nhau gầy nên ngày 05-06 năm ngoái xuống đường chống Tầu cộng, và đấy cũng là lần đầu tiên dù đang còn trong chế độ cộng sản, mà anh em cũng đã ghi thêm dấu son trong đấu tranh bảo vệ nước.

Lại thêm câu dẫn chứng của Bạn Cháu Hư Tại Bác "Chỉ khi chúng ta không còn sợ hãi chúng ta mới bắt đầu sống" (Only when we are no longer afraid do we begin to live -- Dorothy Thompson), câu này hay quá, như vậy chúng ta chắc chắn sẽ được dịp bày tỏ tấm lòng yêu quê hương của chúng ta. Vì chúng ta là những người con đất Việt, có thể nói là qua lịch sử từ ngày dựng nước chúng ta chưa hề biết sợ bọn giặc phương bắc là gì, và bọn giặc chúng cũng đã được nếm, thế nào là cái đánh của dân Nam:

“Đánh cho để đen răng
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho chích luân bất phản, phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ …”.

Khi đường lưỡi bò bắt đầu liếm…




Source PVN. Bản đồ chỉ rõ 9 lô dầu khí mà Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc mở thầu quốc tế hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-06-28
Ngày 23 tháng 6 vừa qua tổng công ty dầu khí Hải Dương của Trung Quốc chính thức mở thầu khai thác dầu tại 9 địa điểm thuộc khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Động thái mới nhất này cho thấy quyết tâm sử dụng đường lưỡi bò phi pháp để xâm chiếm chủ quyền nước khác đã bắt đầu lộ liễu bất chấp dư luận quốc tế.

Mục đích đã phơi bày
Từ nhiều năm nay các nước trong khu vực Biển Đông đã liên tiếp lên tiếng chống đối đường lưỡi bò của Trung Quốc và ai cũng thấy rằng con đường 9 khúc này là mục tiêu của mưu đồ bành trướng, phù hợp hoàn toàn với tham vọng của một chính quyền chủ trương lấy sức mạnh Đại Hán để vẽ lại bản đồ từng có thời bị xâu xé bởi nội thù cũng như ngoại xâm.

Đường lưỡi bò được Trung Quốc đầu tư không giới hạn qua các chiến dịch vận động, viết lại lịch sử, giả mạo hiện vật cũng như mua chuộc, khống chế các nhà khoa học Trung Quốc chân chính để bóp méo sự thật với mục đích duy nhất: chiếm đoạt tài nguyên giàu có của Biển Đông. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh cho biết nhận định của ông về con đường lưỡi bò này:

"Cái lưỡi bò ấy do chính phủ Quốc Dân Đảng tự vẽ ra, tôi nhấn mạnh chữ “tự vẽ ra” không được quốc tế công nhận cho nên nó chẳng có giá trị pháp lý gì cả. Họ sẽ không dám làm gì và các nhà thầu cũng không dại gì mà dính vào chuyện ấy. Tám trăm tờ báo của họ đã đồng thanh phản đối, bác bỏ Luật Biển mà Quốc hội Việt Nam thông qua là một điều vô lý.

Tôi đã yêu cầu chính phủ phải đưa ra những tài liệu, căn cứ rất có giá trị của mình để mà đấu lý với họ chứ không thể để cho họ nói càn nói bậy thì không được."
Trung Quốc kêu gọi đấu thầu 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cho thấy họ ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế. Họ không dựa vào một cơ sở nào mà công ước quốc tế về luật biển quy định.
Thạc sĩ Hoàng Việt

Thư ngỏ gửi Công an, An ninh về cuộc biểu tình ngày 01.07.2012


Bùi Thị Minh Hằng
-

Kính gửi: Cơ quan công an, an ninh Việt Nam.

Tôi: Bùi Thị Minh Hằng – tù nhân lương tâm, công dân phường 4, TP. Vũng Tàu. Địa chỉ: 106 Lê Hồng Phong, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Là một công dân từng bị chính quyền Hà Nội cưỡng ép đưa vào trại phục hồi nhân phẩm vì tham gia biểu tình chống sự bành trướng của Trung Quốc năm 2011, đứng trước lời kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc thành lập thành phố “Tam Sa” (cho thấy dã tâm thôn tính 80% lãnh hải nước ta), nay, tôi có vài lời muốn nhắn nhủ với lực lượng công an, an ninh Việt Nam.


Việc biểu tình chống Trung Quốc là một trong những quyền của công dân được Hiến pháp công nhận tại điều 69 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Thế nhưng thực tế cho thấy từ trước đến nay lực lượng công an, an ninh, dân phòng đã luôn thẳng tay đàn áp, ngăn chặn những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc bằng nhiều thủ đoạn. Những người tham gia biểu tình bị bắt giữ, đàn áp, đánh đập, thậm chí là bị đưa đi trại phục hồi nhân phẩm. Chính quyền luôn xem những người biểu tình như một thế lực thù địch. Việc an ninh, công an bắt giữ những người đi biểu tình chống Trung Quốc là hoàn toàn trái pháp luật, vi phạm điều 123 Bộ Luật hình sự về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật:

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.” Hình ảnh những người công an, an ninh đàn áp người dân biểu tình chống Trung Quốc vô hình chung tạo cho người dân cảm thấy hoang mang, lo sợ, không dám bày tỏ lòng yêu nước, bên cạnh đó, người dân có cái nhìn không mấy thiện cảm về lực lượng công an, an ninh.

Điều này vô tình tạo hố sâu ngăn cách giữa nhân dân với nhà nước, đẩy người dân từ căm thù giặc ngoại xâm sang tức giận với chính sách HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN của nhà nước.

Thêm một bản án gây phẫn uất cho dân oan


RFA. Chỉ do làm đơn tố cáo khiếu nại ông Nguyễn Văn Tư bị Toà Phúc Thẩm TP Cần Thơ xét xử và y án tù 2 năm 6 tháng (ảnh trước lúc bị bắt )
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-06-29
Hôm thứ Năm ( 28 tháng Sáu, 2012), Toà Phúc Thẩm TP Cần Thơ xét xử và y án tù 2 năm 6 tháng dành cho bị cáo dân oan Nguyễn Văn Tư – cũng là tín đồ Phật Giáo hoà Hảo – về tội danh gọi là “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích Nhà nước”.

Ngay sau phiên toà phúc thẩm ngày 28 tháng Sáu này, người con trai tên Nguyễn Văn Tuấn của bị can dân oan Nguyễn Văn Tư không dằn được nỗi phẫn uất:

Nguyễn Văn Tuấn: Phiên toà hôm nay làm tôi buồn từ trưa tới giờ. Bây giờ tôi chỉ đòi lại sự công bằng cho ba tôi thôi (khóc). Tôi không biết nói gì hơn (khóc). Gia đình tôi quá nghèo khổ, quá bức xúc. Tôi chỉ muốn đòi lại quyền lợi cho ba tôi (khóc). Tại vì ở đây họ chỉ đè nén. Nếu ba tôi nhất cử nhất động gì thì họ họ ghán ghép tội này, tội kia để đè nén ba tôi.

Có luật sư bào chữa cũng như không

Trong phiên phúc thẩm ấy, cả gia đình ông Nguyễn Văn Tư, còn gọi là Tư Hồng, cùng nhiều nông dân ở Nông trường Sông hậu được dự, như Nguyễn Văn Tuấn cho biết:

Nguyễn Văn Tuấn: Nói chung là cả nhà tôi đi hết. Nhà có anh chị em – 3-4 người – thì đi. Rồi bà con ở trong nông trường hay, họ cũng xuống. Họ cũng vẫn cho vô toà ngồi nghe, nhưng mà không cho có ý kiến gì hết, có nghĩa là mình xin nói thì họ nói là phiên toà này xử ông Nguyễn Văn Tư chứ không phải xử bà con. Chỉ có bên thẩm phán và bên Viện Kiển sát hỏi rồi bên Luật sư tranh cãi với nhau thôi.

HT Quảng Độ Kêu Gọi Biểu Tình


 

VietBao
-
Bản tin từ Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế cho biết hôm 28-6-2012, rằng Thông bạch kêu gọi tham gia biểu tình của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ do Viện Hóa Đạo trong nước vừa gửi ra để phổ biến.

Bản Thông Bạch viết:

“...Hiện nay, các hải đảo Hoàng sa, Trường sa và một phần lãnh thổ Miền Bắc đã bị Trung cộng xâm chiếm. Các vùng Cao nguyên Trung phần và rừng núi 10 Tỉnh trên toàn quốc đã bị Trung cộng tìm cách lấn chiếm dưới hình thức khai thác Bau-xít hay thuê đất trồng rừng dài hạn 50 năm trở lên.
Trung cộng đã lập Huyện Tam sa bao gồm các hải đảo Hoàng sa, Trường sa của Việt Nam.

Từ năm 2005 đến nay, Trung cộng đã nhiều lần bắn giết, cướp bóc tàu thuyền, tài sản của ngư dân Việt Nam. Trung cộng lại còn bắt giam ngư dân, đòi tiền chuộc như những nhóm thảo khấu...

Người Hoa đã thành lập các khu phố Tàu, khu khai thác biệt lập không ai vào được, ở Bình dương, Lâm đồng và nhiều nơi khác.

Nay, Trung cộng lại còn ngang nhiên cho đấu thầu khai thác 9 lô dầu khí trong hải phận Việt Nam.

Trước nguy cơ ngàn năm Bắc thuộc tái hiện, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cất lời thống thiết kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo, già trẻ, nam nữ, dân tộc, đảng phái, trong và ngoài nước…hãy cùng nhau xuống đường biểu tình vào ngày Chủ nhật, 01.7.2012, để chống ngoại xâm, cứu nguy đất nước.”

29/6/12

10 Điều Cần Lưu Ý Khi Xuống Đường Biểu Tình

Dù biết rng các bn đã có khá nhiu kinh nghim sau nhiu ln xung đường biu tình trong thi gian qua, tuy nhiên Lut ca S Tht cũng xin được tóm gn 10 điu căn bn hu xin giúp lưu ý các bn khi xung đường biu tình. Mc đích là đ gim thiu nhng khó khăn không cn thiết và bo v được nhng quyn bày t chính kiến của các bạn.

1    1. Dựa theo Hiến Pháp (Điều 69 và Điều 50) và luật pháp Việt Nam thì bạn có quyền thực thi quyền biểu tình của mình để bày tỏ lòng yêu nước, hoặc bày tỏ chính kiến của mình về mọi vấn đề của đất nước. 

   2. Khi đi biểu tình nên cùng với bạn bè từng nhóm đông người để có thể giúp đỡ lẫn nhau, thông tin cho nhau nếu bị công an ép bắt đi hoặc bị côn đồ hành hung.

3. Luôn mang theo điện thoại cầm tay, máy chụp hình để phòng khi cần gửi ngay những hình ảnh bạn bè bị công an đánh đập hoặc bắt đi. Nên gửi cho càng nhiều người càng tốt và nếu được tải lên facebook, mạng…Đây là một hình thức bảo vệ sự an nguy và giảm những động thái trù dập của công an.

     4. Theo Điều 71 Hiến Pháp và Điều 6 Bộ luật TTHS thì bạn có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt mà không có lệnh từ tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn từ Viện kiểm sát, do đó bạn có quyền hỏi rõ lý do bắt bạn.

     5. Trong trường hợp họ sử dụng vũ lực để cưỡng bức thì bạn nên tạm thời chấp hành để tránh việc họ vu khống bạn chống người thi hành công vụ. Nhưng khi làm việc thì bạn nên cương quyết yêu cầu họ nói rõ lý do bắt bạn.

6. Bạn nên giữ bình tĩnh, tự chế trong mọi trường hợp. Đừng nổi nóng hoặc phản ứng một cách bạo động khi bị khiêu khích. Điều này sẽ tránh tạo lý cớ để công an đánh đập hoặc bắt bạn.

     7. Tất cả mọi cuộc biểu tình nên diễn ra trong hòa bình tránh bạo động, cho dù biểu tình với lý do gì.




Cẩm nang Luật-cho Bạn và Tôi-Tập 1-

1. Bạn có quyền biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước hoặc bày tỏ chính kiến của mình về một vấn đề gì đó không?
2. Hiến pháp và luật pháp Việt Nam có cho phép và bảo vệ bạn khi bạn biểu tình bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa và trật tự không?
3. Bạn có vi phạm luật pháp Việt Nam khi cùng bè bạn thực hiện quyền biểu tình để bày tỏ chính kiến của mình một cách hòa bình không?
4. Khi bị CA đòi bắt đem về đồn, bạn có quyền hỏi lý do và có quyền từ chối không đi cho tới khi có lý do chính đáng không? Nên đi theo CA về đồn hay là không?
5. CA có quyền tạm giam bạn bao lâu trong tiến trình điều tra? Bạn có quyền yêu cầu để được gặp luật sư của bạn không?
6. Nếu bị CA đánh thì bạn nên làm gì? Nếu bị CA la lối, sỉ nhục thì bạn nên làm sao?Theo qui định của Bộ luật TTHS tại Điều 7 về việc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân:
7. Bạn có quyền yêu cầu liên lạc với gia đình của bạn khi bị CA giam giữ hay không?
8. Bạn có nên ký giấy nhận tội hay không? Nếu bị ép phải ký giấy nhận tội thì bạn nên ứng xử ra sao?
9. Bạn có thể làm gì nếu CA áp lực nơi hãng xưởng hoặc công ty nơi bạn làm việc để đuổi bạn?
10. Nếu như CA đe dọa gia đình bạn thì bạn có thể khiếu nại nơi đâu?
11. Một số điều nên và không nên làm hoặc nói trong khi bị CA hỏi cung?
12. Thông báo của UBND thành phố Hà nội ngày 18-8-2011 có hạn chế được quyền biểu tình của công dân không?
13. Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng có hạn chế được quyền biểu tình của công dân không?

Trung Quốc sẽ đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa


Thanh Phương (RFI)Theo tin từ Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ngày 28/08/2012, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh vừa cho biết là quân đội nước này sẽ nghiên cứu vấn đề đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa. Đây là thành phố mà Quốc vụ viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập, với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Phía Việt Nam đã cực lực phản đối Trung Quốc về việc thành lập thành phố này. Thông tin về việc quân đội Trung Quốc sẽ nghiên cứu việc đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa được đưa ra vào lúc quan hệ Việt-Trung đang căng thẳng trên vấn đề thăm dò dầu khí Biển Đông.

Hôm qua, 27/06/2012, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối việc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc ( CNOOC ) mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Khu vực mà Trung Quốc gọi thầu cũng là khu vực mà Việt Nam đã cấp phép thăm dò cho tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil và Nga Gazprom.

Bản đồ trực tuyến của National Geographic Society (chụp từ web site của NGS) 

Trước đó, phát viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) cũng đã lên tiếng phản đối hành động nói trên của Bắc Kinh, xem đây là một việc làm « sai trái », trái với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển. 

Làng Báo trước Ngưỡng cửa Tự Do


Nguyễn Quang Duy
Gửi tới TTHN
-
Tự do báo chí là một quyền cơ bản của con người. Tự do báo chí được ghi trong Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và trong Hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới kể cả Việt Nam. Theo đó phóng viên nhà báo có quyền tự do thu thập, trao đổi, truyền bá tin tức và ý tưởng. Họ được quyền tự do quyết định cả nội dung lẫn hình thức bài báo. Họ chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải được pháp luật bảo vệ.


Việt Nam là một nước độc tài cộng sản mọi quyền tự do của người viết báo đều bị tước bỏ, đảng Cộng sản chỉ dùng báo chí như một công cụ định hướng dư luận. Từ đó Việt Nam bị coi là một trong những quốc gia tồi tệ nhất về tự do báo chí. Theo Tổ chức Phóng viên không biên giới Việt Nam nằm thứ 172 trong tổng số 179 nước về chỉ số tự do báo chí.

Để che lấp, đảng Cộng sản bày ra Ngày Nhà Báo 21 tháng 6. Trong Ngày này giới chức cầm quyền thăm các tờ báo, nhắc nhở nhà báo phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền được đảng giao.

Nhân dịp 21-6 năm nay, khi Nguyễn Phú Trọng thăm tòa sọan báo Nhân Dân, ông nhận xét tờ báo “khô khan” và cần phải “Tuyên truyền về chính trị một cách có nghệ thuật bằng những cảm xúc thật sự để nội dung đó đi vào lòng người một cách tự nhiên....” Nguyễn Phú Trong thật ra chỉ xác nhận một điều mà mọi người đều đã biết: nhân dân không đọc báo Nhân dân.

Internet: Một thách thức lớn đối với nhà cầm quyền CSVN



Đỗ Hoàng Điềm
-
  • Kính gởi quí cơ quan truyền thông,
Vào 3 ngày 22-24 tháng 6 vừa qua, Hội Nghị Truyền Thông Quốc Tế lần 3 đã diễn ra tại Hán Thành, Nam Hàn, qua chủ đề “Tin Tức Nối Mạng: Các phương tiện truyền thông mới đang ảnh hưởng thế nào đến Á Châu và Thái Bình Dương”. Hội Nghị qui tụ khoảng 300 người đến từ 30 quốc gia khác nhau, bao gồm ký giả, đại diện các tổ chức phi chính phủ và nhà hoạt động nhân quyền dân chủ.


Kính gởi đến quí vị ban tin về Hội Nghị và bài tham luận của ông Đỗ Hoàng Điềm tại Hội Nghị, và kính mong được quí vị tiếp tay phổ biến.

Trân trọng

Mai Hương
Trưởng Ban Liên Lạc Truyền Thông Việt Ngữ
Ngày 23 tháng 6, 2012
------------------
Internet: Một thách thức lớn đối với nhà cầm quyền CSVN

Chào quý vị,

Tôi nghĩ rằng, cho đến nay có lẽ tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng Internet đã thực sự làm thay đổi cuộc sống của con người một cách sâu sắc.

Trong trường hợp của Việt Nam, một mặt Internet đã thực sự tạo ra một cơ hội rất lớn lao cho người dân Việt Nam, mặt khác cũng tạo ra một thách thức lớn đối với nhà cầm quyền CSVN.

Internet là một cơ hội vì hai lý do. Đối với phong trào dân chủ, với 30 triệu người, tức một phần ba dân số Việt Nam ngày nay, sử dụng internet; các nhà dân báo, qua các trang blog đã tạo ra một khối truyền thông tự do ngoài luồng. Qua internet, ngày nay người dân có thể thuật lại những gì xảy ra xung quanh họ, từ một hành động tàn bạo của công an cho đến hành vi tham nhũng của một quan chức.

Việc Trung Quốc mở thầu quốc tế chín lô dầu khí: “Việc làm sai trái, không có giá trị”



Đoan Trang
-
Điểm gần bờ nhất của chín lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu chỉ cách bờ biển giữa Nha Trang và Phan Thiết 57 hải lý!
Việc CNOOC công khai gọi thầu quốc tế cho các dự án dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chắc chắn là có sự đồng ý của chính phủ Trung Quốc.
Chiều 27-6 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã tổ chức họp báo, lên án mạnh mẽ việc Trung Quốc mở thầu quốc tế chín lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam.


Ngang nhiên gọi thầu trên vùng biển Việt Nam

Trước đó, ngày 23-6, hai ngày sau khi Quốc hội thông qua Luật Biển Việt Nam, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) tuyên bố mời thầu chín lô dầu khí nói trên trong chương trình hợp tác thăm dò khai thác với các công ty nước ngoài trong năm 2012.

28/6/12

Chiến thuật "Bia ngư dân" của TQ và chiến thuật phải ứng của Việt Nam


Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Sau khi Quốc hội VN tuyên bố thông qua luật Biển VN ngày 21/6/2012, mà điều 1 đã xác định: 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đã phản ứng dữ dội.

Đầu tiên là Chính phủ TQ chính thức tuyên bố thành lập khu Huyện Tam Sa thủ phủ hành chính của 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sau đó, Chính phủ TQ trịch thượng triệu tập Đại sứ VN tại TQ để phản đối luật Biển VN. Rồi đến Quốc hội TQ đòi Việt Nam "sửa sai".

Mấy hôm nay, truyền thông TQ cũng tham gia dữ dội vào cuộc phản công, mà nội dung chủ yếu là: "VN tuyên bố chủ quyền trên cái không phải là của mình".

Chính phủ TQ, thông qua Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) khiêu khích mời thầu thăm dò dầu khí ở chín lô, theo PetroVN, thì chín lô này cách bờ biển gần nhất của Việt Nam 57 hải lý ở Nha Trang (Khánh Hòa), cách đảo Phú Quý của Việt Nam chỉ khoảng 37 hải lý/xem:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120627_petrovn_cnooc.shtml/.

Như vậy 9 lô này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ của VN.

Đặc biệt là Tờ China Daily, báo tiếng Anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Hai 25/6 chạy bài bình luận tựa đề "Trò hề lố bịch" đả phá điều luật này và dọa có hành động trả đũa thích đáng.

Bài xã luận bắt đầu bằng khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn chính đáng khi phản đối mạnh việc Luật Biển Việt Nam bao trùm cả các vùng biển mà Trung Quốc nói là của mình.

Bài báo viết: "Bắc Kinh cũng hoàn toàn chính đáng khi cân nhắc các biện pháp phản ứng mạnh tay hơn, nếu Hà Nội từ chối sửa chữa sai lầm".

Cho dù có mang chiếc áo khoác Mác-Lênin thì nhà nước TQ hiện nay cũng vẫn chỉ là một nhà nước phong kiến bá quyền.

Mà phản ứng ngàn năm nay của nước bá chủ TQ, khi nước nhược tiểu không tuân lệnh bá chủ, là chinh phạt.

Như vậy giọng điệu dọa dẫm của China Daily có nguồn gốc bá quyền và là điều có thể xẩy ra.

Hơn nữa, cuộc chiến tranh "Dậy cho VN 1 bài học 1979" vẫn chưa bị thời gian xóa nhòa, vẫn tươi máu những vết thương Việt Nam.

VN cần chuẩn bị ra sao trước những phản ứng cực đoan, hiếu chiến của tập đoàn cầm quyền hiếu chiến TQ?

Tất cả họ đã có nhiều kinh nghiệm hơn


Photo by Nguyen Lan Thang. Bà Bùi Thị Minh Hằng cùng đoàn người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội năm 2011
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2012-06-26
Sau khi Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Quốc hội Việt Nam thông qua luật biển, xuất hiện trên mạng Internet lời kêu gọi tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc vào ngày 1 tháng 7 tới đây.

Liệu lời kêu gọi này có được đáp ứng tạo ra những cuộc biểu tình giống mùa hè năm ngoái hay không? Và liệu sẽ có những điểm khác biệt khi cả phía an ninh và người biểu tình học được những kinh nghiệm từ những gì xảy ra năm ngoái?

Từ kinh nghiệm của người biểu tình

Ngày 21 tháng 6, Quốc hội Việt Nam thông qua luật biển Việt Nam trong đó khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự việc ngay sau đó bị phía Trung Quốc phản đối trên hàng loạt các tờ báo nhà nước cũng như nước này triệu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh yêu cầu hủy bỏ luật này. Trước phản ứng gay gắt của Trung Quốc đối với việc khẳng định chủ quyền Việt Nam, cùng thời gian xuất hiện lời kêu gọi “tuần hành ôn hòa” nhằm phải đối hành động của Trung Quốc cũng như ủng hộ luật biển Việt Nam.

Lời kêu gọi được xuất phát từ trang facebook có tên Nhật Ký Yêu Nước và được cho là của trang này phát động. Trang Nhật Ký Yêu Nước cũng là nơi phát động lời tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc hồi hè năm ngoái. Blogger Uyên Vũ, một trong những cây bút xông xáo của các sự kiện chính trị xã hội và từng tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc cho biết theo sự quan sát của ông, các blogger miền Nam cảm thấy phấn khởi và bắt đầu có những lời kêu gọi hưởng ứng cuộc tuần hành:

“Năm ngoái, nhóm NKYN khởi xướng lời kêu gọi và năm nay cũng vậy. Tôi thấy mọi người hào hứng kêu gọi nhau đổi avatar để ủng hộ”.

“Quan chức“ đua nhau “chơi“ nhà sàn gỗ quý nơi cực Bắc



Lê Trọng Hùng
-
Cái sự giàu sang của một số cán bộ ở một tỉnh miền núi nghèo nơi cực Bắc của Tổ quốc – đang phát lộ với hình thức “tậu dựng” nhà sàn bằng các loại gỗ quý hiếm, có lẽ để phòng khi rời chốn "quan trường" có nơi trở về “vui thú điền viên”. Liệu có mấy ai trong số họ đã “minh bạch kê khai tài sản”?.


Cái sự giàu sang của một số cán bộ ở một tỉnh miền núi nghèo nơi cực Bắc của Tổ quốc – đang phát lộ với hình thức “tậu dựng” nhà sàn bằng các loại gỗ quý hiếm, có lẽ để phòng khi rời chốn "quan trường" có nơi trở về “vui thú điền viên”. Liệu có mấy ai trong số họ đã “minh bạch kê khai tài sản”?.

Cơn mưa rừng ào ào chạy qua ngọn núi Cao Bành để lại một vùng mênh mông quanh thung lũng là 196 nóc nhà sàn cũ kỷ của người Tày, nhấp nhô trong không gian xen từng nương lúa đang chín vàng, uốn bông câu.

Theo hướng tay của trưởng thôn họ Đàm chỉ, chúng tôi được chiêm ngưỡng căn nhà sàn thứ 197 của thôn Lâm Đồng (xã Phương Thiện, huyện Vị Xuyên) đẹp nổi bật trên nền chiều mùa hạ, bởi màu vàng au của gỗ và ngói mới. “Đó là căn nhà sàn của “bác Chủ tịch” đang sở hữu, được làm bằng toàn gỗ quý, dựng xong trong năm 2011”, trưởng thôn họ Đàm nói.

- Làm bằng gỗ gì? – đồng nghiệp tôi hỏi.
Trưởng thôn liệt kê:
- Nghiến này, trai này… Trong nhà sàn còn có cả loại gỗ quý toát ra mùi thơm lạ, khiến thạch sùng, các loại dán và côn trùng chẳng dám bò vào nhà.

"Ục" xong bi thuốc lào, trưởng thôn đưa cái điếu về phía tôi, rồi so sánh: “Căn nhà sàn của vợ chồng mình trị giá khoảng 80 triệu đồng, bán đi may ra chỉ mua được hai cây cột nhà của bác B. thôi”. Câu chuyện đang lõm bõm bên cửa sổ nhà sàn của trưởng thôn họ Đàm thì thấy chiếc ô tô Camry BKS 80A… (màu xanh) chở Chủ tịch B về thăm nhà.

Không hy vọng thì chết mất!


Một số cây bút bày tỏ hy vọng về những bình luận của Chủ tịch Trương Tấn Sang
Hồ Trung Tú
Viết từ TP. HCM
-
Bài phỏng vấn chủ tịch nước TrươngTấn Sang trên báo Tuổi Trẻ ngày 25/6 vừa qua đã làm nức lòng nhiều người.

Các blogger nổi tiếng như Nguyễn Quang Lập, Thùy Linh, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Thông, hay Trương Duy Nhất cũng đều có những thán từ như “quá đã”, “hy vọng”, với niềm hứng khởi đặc biệt.

Tui cũng hứng khởi như vậy, như hồi nghe ông nói về chuyện không phải một con sâu mà là một bầy sâu trong nồi canh.


Nhưng khi đọc đến đoạn “Do vậy, nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác” thì tui hết hứng khởi.


Bộ máy này còn có thể làm cho trong sạch được ư? Thì ừ, cứ cho là đem chém hết rồi tuyển bộ máy khác đi thì cái cơ chế nào để bộ máy mới lại không nhiễm bẩn tiếp tục? Vấn đề là cái cơ chế nào để giám sát bộ máy chứ không phải làm cho trong sạch bộ máy.

Cẩm nang Luật-cho Bạn và Tôi-Tập 1-



1. Bạn có quyền biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước hoặc bày tỏ chính kiến của mình về một vấn đề gì đó không?

2. Hiến pháp và luật pháp Việt Nam có cho phép và bảo vệ bạn khi bạn biểu tình bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa và trật tự không?

3. Bạn có vi phạm luật pháp Việt Nam khi cùng bè bạn thực hiện quyền biểu tình để bày tỏ chính kiến của mình một cách hòa bình không?

4. Khi bị CA đòi bắt đem về đồn, bạn có quyền hỏi lý do và có quyền từ chối không đi cho tới khi có lý do chính đáng không? Nên đi theo CA về đồn hay là không?

5. CA có quyền tạm giam bạn bao lâu trong tiến trình điều tra? Bạn có quyền yêu cầu để được gặp luật sư của bạn không?

6. Nếu bị CA đánh thì bạn nên làm gì? Nếu bị CA la lối, sỉ nhục thì bạn nên làm sao?Theo qui định của Bộ luật TTHS tại Điều 7 về việc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân:

7. Bạn có quyền yêu cầu liên lạc với gia đình của bạn khi bị CA giam giữ hay không?

8. Bạn có nên ký giấy nhận tội hay không? Nếu bị ép phải ký giấy nhận tội thì bạn nên ứng xử ra sao?

9. Bạn có thể làm gì nếu CA áp lực nơi hãng xưởng hoặc công ty nơi bạn làm việc để đuổi bạn?

10. Nếu như CA đe dọa gia đình bạn thì bạn có thể khiếu nại nơi đâu?

11. Một số điều nên và không nên làm hoặc nói trong khi bị CA hỏi cung?

12. Thông báo của UBND thành phố Hà nội ngày 18-8-2011 có hạn chế được quyền biểu tình của công dân không?

13. Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng có hạn chế được quyền biểu tình của công dân không?

27/6/12

Mảnh vỡ của tấm gương


Tây Khuê (Danlambao)Một tấm gương đã vỡ đi cho dù có chắp vá lại thì cũng không phải là tấm gương hoàn hảo. Con người cũng giống như một tấm gương nhân cách đạo đức, nhưng một khi vẻ đẹp đó bị hủy hoại đi thì không bao giờ có thể lấy lại được nữa. Chúng ta đang sống trong một đất nước đầy những mảnh vỡ đó, một tấm gương về đạo đức con người, yêu thương dân tộc, công bằng dân chủ mà nhân dân Việt Nam đã đổi bằng xương máu giờ đang sụp đổ. Tất cả những mảnh vỡ đó đang gim chặt vào dân tộc ta, giết chết và cướp đi tất cả mọi thứ của chúng ta. Để bây giờ khi nhìn đâu chúng ta cũng chỉ thấy nỗi oán than, đau xót của dân nghèo.

Chúng ta hãy nhìn vào mặt trái đang hiện hữu và lớn lên từng ngày của xã hội Việt Nam, để có thể hiểu rõ hơn về bản chất của cuộc sống. Xã hội với đầy đủ mưu mô toan tính, kẻ nghèo thì bị kẻ giàu bóc lột, dân nghèo thì bị Chính quyền tước đoạt tài sản, nhà cửa, đất đai, lãnh thổ thì bị ngoại bang dòm ngó. Một Việt Nam với con người và chủ quyền lãnh thổ đang nằm giữa gọng kìm của những kẻ cướp nước và bán nước thì sẽ khó lòng mà giữ được hòa bình.

“Lũ bán nước” không đâu xa lạ chính là bọn tham quan hà hiếp dân lành, chúng đã trực tiếp làm cho đất nước nghèo nàn thêm, bởi lẽ dân chúng dưới quyền chúng cái ăn cái mặc, chốn ở còn bị chúng tước đoạt trắng trợn thì có gì để mà vươn lên thoát nghèo? Chúng vận dụng tối đa “Luật pháp” để đi cướp đất của nhân dân, thi hành cưỡng chế. Chẳng biết luật pháp nước ta quy định như thế nào mà khi đi thu hồi đất của người dân thì huy động cả lực lượng công an dân phòng hoành tráng như thế, rồi thì trang thiết bị gồm cả dùi cui, khiên, quả nổ như thời chiến tranh. Rồi có cả trường hợp đánh đập, hành hung, bắt giam người dân, đánh đập các nhà báo ở đấy, đó là điều không thể chấp nhận được.

CỰU CHỦ TỊCH AGRIBANK CÓ BỊ LỪA


Phạm Nhật Vượng     Nguyễn Thế Bình        Bà Thái Hương
Quan vi hành
-
Agribank hiện nay đang bị mất trên 100.000 tỷ. Đây là vụ án mà Thủ Tướng Dũng đang ra sức bưng bít và mọi thông tin các báo lề Đảng bị cấm không được ‘xì’ ra.

Cựu chủ tịch Agribank – Nguyễn Thế Bình, là đệ tử ruột của ba Dũng và đã thực hiện nhiều thương vụ theo sự chỉ đạo của Thủ Tướng. Đây là một ngân hang nhập nhèm giữa chính sách và kinh doanh, do vậy mà hiện nay nó như một cái ổ tò vò!

Từ năm 1997, Chính Phủ có chủ trương xoá nợ cho nông dân làm ăn bị thua lỗ do thiên tai, địch hoạ. Lợi dụng chính sách này, Agribank đã làm giả các hồ sơ khống xoá nợ cho nông dân vay trồng trà, cà phê, lúa,…. Lý do bị thiệt hại do lũ lụt, thiên tai. Đến nay tổng số tiền xoá nợ đã lên tới trên 100.000 tỷ, song thực chất chỉ khoảng 20% số tiền này đến tay người nông dân, 80% là các hồ sơ khống được lập lên để móc với các ‘Đại gia’ than cận để rút tiền chia nhau! BTrong 05 năm qua, bình quân mỗi năm Agribank cho xoá nợ khoảg 20.000 tỷ đồng. Song, thực chtế 80% số tiền xoá nợ này lại cho các ‘đại gia ruột’ của Thủ Tướng và của cả Nguyễn Thế Bình được xoá nợ, có thể điểm vài gương mặt cụ thể như: Bà chủ Thái Hương – Công ty Cổ phần TH- Chủ đề án nuôi bò sữa tại Nghệ An; các công ty của đại gia Phạm Nhật Vượng


– Tập đoàn Vincom, Đỗ Anh Dũng – Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Vũ Văn Tiền (Tự Tiền còi) tập đoàn Geleximco. …

Khi có nguy cơ bị đổ bể do các chi nhánh của Agribank tại Bà Rịa Vũng Tàu và một loạt chi nhánh khác cũng theo gương của Chủ tịch Nguyễn Thế Bình làm hồ sơ khống xoá nợ lên đến 22.000 tỷ bị phát giác và hàng ngàn nhân viên các chi nhánh của Agribank bị bắt thì mâu thuẫn giữa Bình và cựu Tổng giám đốc Agribank Phạm Thanh Tân lên cao trào, Bình ỷ rằng đường dây xoá nợ là do chính ba Dũng chỉ đạo và cũng cho chính đệ tử và người tình của ba Dũng, nên Bình chắc ăn lên gặp Thủ Tướng để tìm cách tống khứ Tổng giám đốc Phạm Thanh Tân đi.

Ngay tại nhà riêng Thủ Tướng ra, Bình rất phấn khởi vì đã được ba Dũng nói như đinh đóng cột ‘Thằng Tân đó quậy thì sẽ cho nó đi’! Bình như mở cờ trong bụng về chuẩn bị ăn mừng… nhưng không ngờ một tuần sau cả Nguyễn Thế Bình và TGĐ Phạm Thanh Tân đều nhận được quyết định điều về Ngân hàng nhà nước ngồi chơi xơi nước! Bình đau hơn hoạn, tưởng rằng mọi điều răm rắp làm theo Thủ Tướng thì sống chết cùng hội cùng thuyền, ai học được chữ ngờ! Nhưng vậy vẫn còn là may đấy, nếu vụ này bị phanh phui ra thì không biết còn phải bóc bao nhiêu cuốn lịch trong nhà đá!

Thực ra, đây là bài học quá đơn giản mà Nguyễn Thế Bình không hiểu: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chẳng bao giờ có ai là đệ tử mãi mãi, mọi đệ tử chỉ có giá trị sử dụng cho từng giai đoạn, khi ‘kẻ tưởng mình là đệ tử ruột gắn bó bởi lợi ích ăn cướp bắt đầu bị 'bốc mùi' thì ba Dũng tránh xa ngay’!

Có lẽ Nguyễn Thế Bình đã quên không nhớ đến trường hợp thư ký 'ruột'của Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khi bị phát hiện 10.000 USD trong cặp bỏ quên tại máy bay, nhưng ‘xếp’ ba Dũng cứ tảng lờ coi như không hay biết gì. Ngày ba Dũng được lên chức Thủ Tướng, cậu thư ký thở phào, ăn mừng tưởng rằng thoát nạn… Nhưng ngay ngày hôm sau, chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đã ký quyết định ‘TRẢM’ cậu thư ký ‘cưng’ của mình …

Vì vậy mà người ta đúc kết rằng: Nếu Ai muốn làm ‘Đệ tử’ của ba Dũng thì phải chấp nhận ba điều:
  1. Một là, phải mang lại lợi ích rất nhiều tiền và cả danh tiếng cho Thủ Tướng;
  2. Hai là, Phải trung thành tuyệt đối, sai cái gì phải làm cái đó không cần phải suy nghĩ!
  3. Ba là: Phải trung thành tuyệt đối, thậm chí, nếu có bị chính Thủ Tướng giết chết cũng phải cam chịu, không được hé răng!

Ai SẼ LÀM ĐỆ TỬ CỦA THỦ TƯỚNG DŨNG NHỚ BÁO DANH ĐỂ ĐUA VÀO DANH SÁCH SẴN CHUYỂN CHO DIÊM VƯƠNG TRƯỚC CHỜ NGÀY ĐẾN LƯỢT BỊ 'TRẢM' THÌ CŨNG KHÔNG PHẢI XẾP HÀNG!

Để có thể thoả hiệp giữ cho cô con gái rượu được thoát thân thì sẽ còn nhiều ‘đệ tử ruột’ trở thành con tốt thí trong thời gian tới… Cứ chờ xem sẽ có nhiều màn kịch hay!

Quan vi hành

Dân Văn Giang mất kiên nhẫn, yêu cầu đối thoại


Source anhbasam. ngày 26 tháng 6, khoảng 300 nông dân huyện Văn Giang tập trung tại trụ sở tiếp dân của Bộ Tài nguyên Môi trường ở Hà Nội
Quỳnh Chi, phong viên RFA
2012-06-26
Sáng thứ Ba, hàng trăm nông dân huyện Văn Giang cùng đến trụ sở Bộ Tài nguyên Môi trường ở Hà Nội yêu cầu được đối thoại với Bộ trưởng, cũng như yêu cầu giải quyết thỏa đáng khiếu nại của bà con.

Dân Văn Giang đòi trực tiếp đối thoại với Bộ trưởng
Cùng lúc, chủ đầu tư dự án Ecopark tiếp tục cho xe ủi khu diện tích còn nằm trong tranh chấp vì bà con chưa nhận tiền. Sáng thứ Ba, ngày 26 tháng 6, có khoảng 300 nông dân huyện Văn Giang tập trung tại trụ sở tiếp dân của Bộ Tài nguyên Môi trường ở Hà Nội để trình bày bức xúc của họ. Cuộc gặp diễn ra từ lúc khoảng 9giờ và kết thúc lúc 11 giờ, là diễn biến mới nhất liên quan đến vụ cưỡng chế cánh đồng khổng lồ rộng 500 ha để xây dựng dự án Ecopark. Cùng ngày diễn ra cuộc gặp, một nông dân Văn Giang cho chúng tôi biết như sau:

Nguyễn Chí Vịnh: Cáo già Hà Nội lù lù xuất hiện từ bóng đêm


Greg Torode
-
Lối 'Ngoại giao kiều du kích' không còn là một phần của bộ máy tình báo Việt Nam, và ông ta đang được quan sát chặt chẽ khi đang cố gắng cân bằng những mối quan hệ với Trung Quốc.
Đối với những người từng biết đến ông, Nguyễn Chí Vịnh, là nhà tư tưởng chiến lược sắc sảo nhất của Việt Nam. Với những người khác thẳng thắn hơn. Họ nói vị thứ trưởng quốc phòng này, là một con cáo già mưu mô nhất.


Dù bằng cách nhìn nào thì đấy cũng là chiến công hiển hách với một đất nước, so với các láng giềng có thể thiếu những tầng lớp kỹ trị, nhưng vẫn đầy những thu hút có tính chiến lược. Ngay cả các học sinh cũng chìm ngập trong lịch sử và chiến thuật của những chiến thắng chống lại kẻ thù lớn hơn mình nhiều, với các trận chiến chống lại chiếm đóng của Trung Quốc trong thời cổ đại và những cuộc chiến của Việt Nam trong thế kỷ 20 chống lại thực dân Pháp, Mỹ, Khmer Đỏ và sau đó là Trung Quốc (một lần nữa).Tuy nhiên, chiến trường của Thượng tướng Vĩnh là trên các mối quan hệ quốc tế và những biến động của khu vực đang thích ứng với sự gia tăng của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, ông đã nổi lên từ bóng tối của những năm tháng trong khuôn khổ bộ máy tình báo quân sự của Việt Nam để vận động ngành ngoại giao quân sự của mình, một cái gì đó mới lạ đối với một trong những tổ chức bí mật nhất của khu vực.

Với Hà Nội, điều đó có nghĩa là cố gắng để cùng lúc cải thiện quan hệ với cả Trung Quốc , Mỹ, và các cường quốc lớn khác, tất cả để củng cố những tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam trong cuộc tranh chấp đang gia tăng ở Biển Đông.

Hai năm trước, ông đã di chuyển ngang dọc, xuôi ngược trong khu vực để mang lại thành quả là cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Đông Nam Á với các đồng nghiệp từ các cường quốc lớn trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Mỹ và Nga - một cuộc họp chính thức sẽ được tổ chức mỗi ba năm. Đấy cũng là một bước đầu tiên có thể có trong một thỏa thuận an ninh có ý nghĩa nhằm giữ được hòa bình trong một khu vực nguy hiểm.
Gần đây hơn, Vĩnh đã năng nổ, gẵp gỡ hội họp với hàng chục quan chức quân sự khu vực và các phái viên nước ngoài. Đầu tháng này, ông giúp tổ chức chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta để gặp Đại tướng Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, thượng cấp của mình. Tuần trước, ông đã gặp Xuanyou Kông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, trong một cuộc họp kín tại Việt Nam.

Biểu tình ngày 1/7: Tham gia hay không tham gia?



Nguyễn Tường Thụy
-
Nhiều người tiếp nhận lời kêu gọi TUẦN HÀNH ÔN HÒA CHỐNG TRUNG QUỐC, ỦNG HỘ LUẬT BIỂN CỦA VIỆT NAM với một ý thức đầy cảnh giác và tâm trạng hoài nghi. Người thì bảo vụ này là do anh Ba, anh Tư nào đó bật đèn xanh, có người lại cho rằng đây là cái bẫy của công an, đừng có ngây thơ mà tin, rằng cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh.


Về lời văn kêu gọi, vẫn cơ bản như những cuộc biểu tình mùa hè năm ngoái như ôn hòa, trật tự, không gây rối, chỉ khác là dùng từ tuần hành thay cho biểu tình. Gọi là tuần hành hay tụ tập thì thực chất vẫn là biểu tình, có điều gọi thế để cho nó có vẻ nhẹ đi mà thôi. Mà biểu tình thì đã sao, có gì ghê gớm đâu nhỉ.

Ngoài ra, người ta còn cân nhắc đến lời khẳng định cuộc tuần hành “Hoàn toàn hợp với HIẾN PHÁP VIỆT NAM”, KHUYẾN KHÍCH mang theo cờ Việt Nam, áo in màu cờ Việt Nam, ảnh Hồ Chí Minh..v..v..

Hơi lạ vì lời căn dặn “KHÔNG ĐƯỢC đốt cờ …” Làm gì có chuyện người biểu tình lén lút mang cờ đi để đốt. Các cuộc biểu tình năm ngoái từng xảy ra chuyện xé bản đồ Tổ quốc có in đày đủ hai quần đảo HS, TS, giật và vò nát cờ Tổ quốc nhưng đấy là hành động của công an chứ không phải là của người biểu tình.

Việc họ cảnh giác kể ra cũng phải. Những người biểu tình phản đối Trung Quốc mùa hè năm ngoái, để được thể hiện tấm lòng của mình với đất nước đã phải trả giá: bị bắt,  bị đưa vào Hỏa Lò, bị đánh đập, dùng nhục hình, thậm chí bị đưa vào trại cải tạo đến 5 tháng. Một số mất việc hoặc bị đuổi khỏi nơi trọ.

26/6/12

Thông qua Luật biển Việt Nam: Hoạt động lập pháp quan trọng


Mãi sau nhiều năm tháng sống hèn, sống nhục núp dưới 16 chữ vàng do TQ đấm vào mõm. Quốc hội VN  đã cho ra " Luật Biển VN", đây là một nỗ lực đáng được nhân dân ngợi khen. Động lực nào đã thức đẩy QH "dám làm" việc nầy, trong khi trước đây VN chỉ dám gọi tàu xăm lược TQ bằng "tàu lạ", hỏi tức là đã trả lời, khởi đi t lòng yêu nước của các thanh niên trẻ VN tại cầu Thê húc với khẩu hiệu "Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam", rồi đến sự cố "Ngàn Năm Thăng Long" với tinh thần "Mừng Thăng Long Ngàn Tuổi, Chống Hiểm Hoạ Bắc Triều" tại công viên Lý Thái Tổ, ngay lòng thủ đô Hà Nội, và hàng loạt những cuộc biểu tình chng TQ năm 2011 đến nay. Những sự việc nầy đã nói lên tình tự yêu nước của dân tộc Việt Nam, ĐCSVN đã không thể đứng ngoài mà phải nhập dòng với dân tộc để tránh bị dân tộc loại bỏ vì hèn với giặc ác với dân. LCST.

TT - Trả lời Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 25-6, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định việc thông qua Luật biển Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo.                        
Bộ trưởng cũng cho biết chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được nêu tại một số quy định trong các văn bản luật đã có trước đây, như Luật biên giới quốc gia năm 2003, tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật biển Việt Nam.
Lực lượng cảnh sát biển Vùng 2 diễn tập cứu hộ trên biển Đông -Ảnh: Nguyễn Bằng
Việc Quốc hội thông qua Luật biển VN là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của VN.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn Cổng thông tin điện tử Chính phủ nhân sự kiện ngày 21-6-2012 Quốc hội thông qua Luật biển VN.

Facebook Twitter Stumbleupon More