Trong rừng luật "luật rừng", kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, công nhân không được quyền lập nghiệp đơàn để tự bảo vệ quyền lợi, thì nguyên nhân của những ức hiếp, lừa đảo chính là công nhân không được liên kết thành liên đoàn lao động. Ai không cho phép công nhân thành lập nghiệp đoàn. Hỏi chính là trả lời.... chừng nào những rào cản nầy còn, thì quyền lợi công nhân vẫn còn "bấp nênh". LCST
==========
Trưa 11.6, hàng trăm NLĐ ở Trung tâm điện thoại di động CDMA (S-Telecom) thuộc Cty CP dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) lại cử đại diện đến Báo Lao Động kêu cứu vì S-Telecom lại tiếp tục bội tín, không chịu thanh toán trợ cấp và chốt sổ BHXH cho hàng trăm nhân viên như đã hứa.
Sáng 11.6, đại diện hàng trăm người lao động của SPT lại đến Báo Lao Động kêu cứu. Ảnh: D.M.Đ
Trên báo Lao Động ra ngày 6.6 từng phản ánh việc Trung tâm điện thoại di động CDMA (S-Telecom) thuộc SPT trốn đóng BHXH vượt trên 10 tỉ đồng, đã vậy còn chiếm dụng nhiều tỉ đồng các khoản trợ cấp của NLĐ, đẩy hàng trăm NLĐ lâm cảnh điêu đứng. Cũng giống như số nợ BHXH hơn 10 tỉ đồng, phía S-Telecom sau khi bị BHXH TPHCM kiện ra toà án Q.1 thì vui vẻ nhận nợ, nhưng chỉ... hứa mà không trả, thậm chí còn đưa ra "lộ trình" trả nợ, nhưng không thực hiện, cụ thể: Ngày 17.12.2010, GĐ điều hành Phạm Tiến Thịnh đưa ra "lộ trình" trả nợ, thì đến 16.2.2011 có văn bản khất, ngày 20.7.2011 lại đưa ra "giải pháp" xin thanh toán trước cho 44 nhân viên...
Đối với số tiền trợ cấp mất việc đang chiếm dụng của NLĐ cũng vậy, S-Telecom đã hẹn nhiều lần rồi chây ỳ. Riêng khoản trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) - theo tìm hiểu của PV, sau khi S-Telecom chấm dứt HĐLĐ với NLĐ vào ngày 15.12.2011, có giao cho NLĐ một mẩu giấy thanh toán BHTN. Thế nhưng, khi NLĐ mang mẩu giấy này tới Trung tâm Đăng ký thất nghiệp của Sở LĐTBXH thì bị trả về, lý do là mẩu giấy đó chẳng có ý nghĩa gì, bởi SPT trốn đóng BHTN thì lấy gì chi cho NLĐ.
Theo đó, NLĐ quay trở về SPT thì được hẹn đúng 1 tháng sau (tức ngày 15.1.2012) tới Trung tâm S-Telecom nhận trợ cấp BHTN mà không cần phải tới Trung tâm Đăng ký thất nghiệp của ngành LĐTBXH làm thủ tục cho thêm phần... rách việc (?).
Đúng hẹn, hàng chục NLĐ đến trụ sở S-Telecom nhận trợ cấp thất nghiệp thì lại được hẹn tới ngày 28.2 sẽ giải quyết. Sau đó S-Telecom tiếp tục hẹn đến giữa tháng 4.2012... Trình bày với PV Báo Lao Động, anh Lê Khắc Hiệp bức xúc: "Giữa tháng 4.2012, chúng tôi tới thì Giám đốc nhân sự là bà Lê Hà Thị Mai Thảo lại hẹn tới 31.5 sẽ có câu trả lời thỏa đáng. Chúng tôi làm căng thì bà Thảo bảo muốn chém, muốn giết bà ấy cũng được, chứ bà ấy hết cách rồi. Đến 31.5, chúng tôi trở lại thì nhận được "thông báo liên tịch" giữa Tổng GĐ SPT Hoàng Sĩ Hóa và Chủ tịch Công đoàn Trần Tấn Đức, nội dung dời ngày thanh lý HĐLĐ với NLĐ của S-Telecom từ 31.5 sang ngày 11.6 với lý do để Cty phối hợp với công đoàn có thêm thời gian chuẩn bị hoàn chỉnh các cam kết đối với NLĐ. Thế là tất cả NLĐ lại thất thểu ra về!
Đến 11.6, tập thể NLĐ có mặt tại trụ sở Cty SPT từ sáng sớm, nhưng đã không được Cty tiếp và không hề nhận được bất kỳ thông tin nào về quyền lợi của mình! Trao đổi với PV, anh Trương Quyến bức xúc: "Khi nghỉ việc, phía Cty có nói là chỉ cần chúng tôi để số điện thoại lại, họ sẽ chủ động liên lạc để trả các khoản mà họ còn nợ, nhưng đến nay đã hơn nửa năm với hàng chục lần đi lại, S-Telecom vẫn tiếp tục hẹn".
Cùng ngày 11.6, Báo Lao Động nhận được văn bản của SPT, giải trình việc đã nộp phạt 30 triệu đồng cho thanh tra lao động, đồng thời thừa nhận khoản nợ BHXH hơn 10 tỉ đồng từ tháng 12.2010 đến nay là để tập trung nguồn lực tài chính cho việc duy trì hệ thống mạng và các hoạt động cấp bách khác nhằm đảm bảo việc làm và tiền lương cho hàng trăm NLĐ.
Tóm lại, với diễn biến vụ việc như trên, rõ ràng hàng trăm NLĐ của SPT đang bị công nhiên bội tín, nguy cơ mất trắng quyền lợi.
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét