Trung Quốc: Khẳng định lãnh hải của Việt Nam sẽ làm tổn thương quan hệ hai nước
Chu
Wa
-
Các
chuyên gia cho biết, pháp luật hàng hải của Việt Nam, vốn vừa tuyên bố sai trái
về thẩm quyền đối với quần đảo của Trung Quốc, sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến
quan hệ Trung-Việt.
Hôm thứ
Năm, Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân triệu tập Nguyễn Văn Thọ, Đại sứ của
Việt Nam tại Trung Quốc đến để nghiêm khắc phản đối.
Trung
Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa và vùng
biển lân cận trong vùng biển Nam Trung Hoa, và quy định của pháp luật Việt Nam,
thông qua vào ngày Thứ năm là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, Trương tuyên
bố.
Hành động
đơn phương của Việt Nam đã khiến khó khăn leo thang, đi ngược lại sự đồng thuận
đã đạt được trong các cuộc họp cấp cao và tinh thần của bản Tuyên bố về cách ứng
xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), Trương nói.
Hôm thứ
Năm, Quốc hội tại Việt Nam đã thông qua "Luật biển Việt Nam", trong đó tuyên bố
chủ quyền và quyền tài phán đối với Tây Sa của Trung Quốc và quần đảo Nam Sa ở
Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
"Hành
động của Việt Nam là bất hợp pháp, không hợp lệ và gây phương hại đến hòa bình
và ổn định ở khu vực Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)", Trương cho biết thêm rằng
Trung Quốc chắc chắn sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình.
Trung Quốc muốn Việt Nam phải lập tức sửa chữa những sai lầm và tránh bất kỳ hành động nào có thể gây hại hơn nữa đến mối quan hệ hoặc đe dọa đến hòa bình và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), ông nói.
Các
chuyên gia cảnh báo rằng pháp luật của Việt Nam làm thiệt hại các mối quan hệ
của mình và phá vỡ luật pháp quốc tế.
"Hành
động của Việt Nam đã cầm giữ mối quan hệ Trung-Việt và sẽ khiến cho mối quan hệ
trở nên rất khó khăn", ông Ruan Zongze, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Quốc
tế Trung Quốc cho biết.
Luật pháp Việt Nam không hợp pháp hóa được cái gọi là khiếu nại chủ quyền của họ về quần đảo Tây Sa và Nam Sa, Ruan cho biết.
Luật định
ấy không có cơ sở pháp lý, bởi vì nó vi phạm vào luật pháp quốc tế, Gong
Yingchun, chuyên gia về luật pháp quốc tế với Đại học Ngoại giao Trung Quốc tại
Bắc Kinh nói.
"Điều
luật Việt Nam thông qua phải phù hợp với luật pháp quốc tế", Gong cho biết thêm
rằng đấy là một điều kiện phải có trước khi thông qua các điều luật trong nước
để tôn trọng chủ quyền của các nước khác.
Tính hợp pháp mà Việt Nam tuyên bố không tồn tại theo Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, Gong nói.
Cô nói
thêm rằng điều luật ấy cũng không phù hợp với luật hàng hải, và điều luật ấy
không thể áp dụng đối với Trung Quốc vì Việt Nam đã đơn phương phân định cái gọi
là vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Bộ Ngoại
giao phản đối điều luật này, tuyên bố rằng bất kỳ quốc gia nào tuyên bố chủ
quyền trên quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là bất hợp pháp và không hợp
lệ.
Sự lên
giọng của Việt Nam trong "phán quyết" của mình trên các quần đảo trong Biển Nam
Trung Hoa (Biển Đông) được đưa ra sau những chuyển dịch chiến lược về quân sự
của Washington để gia tăng hiện diện của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dương và cải thiện mối quan hệ Washington-Hà Nội.
Việt Nam
và Hoa Kỳ đã đồng ý mở rộng hợp tác quốc phòng trong năm lĩnh vực chính, bao gồm
cả an ninh hàng hải, khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã gặp đối tác
của mình tại Việt Nam vào tháng Sáu.
Tham quan
Vịnh Cam Ranh, một hải cảng cũ được từng được lực lượng Hoa Kỳ xử dụng, Panetta
cho biết Hà Nội có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch của quân
đội Mỹ vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
"Sẽ là
đặc biệt quan trọng để có thể hợp tác với các đối tác như Việt Nam, nhằm có thể
sử dụng các bến cảng như thế này, khi chúng tôi di chuyển tàu bè của chúng tôi
từ các cảng trên bờ biển phía Tây, và các căn cứ của chúng tôi ở đây trên Thái
Bình Dương," ông nói.
Trong khi
đó, chính phủ Việt Nam cũng đồng ý mở cửa các khu vực mới để Hoa Kỳ khai quật
nhằm tìm kiếm hài cốt của quân nhân trong chiến tranh Việt Nam.
Kế hoạch
di chuyển phần lớn các hạm đội hải quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ vào năm 2020
mang đến một cơ hội cho Việt Nam, do đó Hà Nội đã có thể lên giọng về "chủ
quyền" của mình trên quần đảo của Trung Quốc, Ruan cho biết.
Khi Hoa
Kỳ đang tìm kiếm đối tác mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và khi Washington
cùng Hà Nội đã đồng ý để cải thiện quan hệ song phương, Việt Nam có thể nghĩ
rằng Mỹ sẽ hỗ trợ mình trong vấn đề này, nhưng điều này sẽ là một sự hiểu lầm,
Ruan cho biết.
Nguồn: China
Daily
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét