Dù biết rằng các bạn đã có khá nhiều kinh nghiệm sau nhiều lần xuống đường biểu tình trong thời gian qua, tuy nhiên Luật của Sự Thật cũng xin được tóm gọn 10 điều căn bản hầu xin giúp lưu ý các bạn khi xuống đường biểu tình. Mục đích là để giảm thiểu những khó khăn không cần thiết và bảo vệ được những quyền bày tỏ chính kiến của các bạn.
1 1. Dựa theo Hiến Pháp (Điều 69 và Điều 50) và luật pháp Việt Nam thì bạn có quyền thực thi quyền biểu tình của mình để bày tỏ lòng yêu nước, hoặc bày tỏ chính kiến của mình về mọi vấn đề của đất nước.
2. Khi đi biểu tình nên cùng với bạn bè từng nhóm đông người để có thể giúp đỡ lẫn nhau, thông tin cho nhau nếu bị công an ép bắt đi hoặc bị côn đồ hành hung.
2. Khi đi biểu tình nên cùng với bạn bè từng nhóm đông người để có thể giúp đỡ lẫn nhau, thông tin cho nhau nếu bị công an ép bắt đi hoặc bị côn đồ hành hung.
3. Luôn mang theo điện thoại cầm tay, máy chụp hình để phòng khi cần gửi ngay những hình ảnh bạn bè bị công an đánh đập hoặc bắt đi. Nên gửi cho càng nhiều người càng tốt và nếu được tải lên facebook, mạng…Đây là một hình thức bảo vệ sự an nguy và giảm những động thái trù dập của công an.
4. Theo Điều 71 Hiến Pháp và Điều 6 Bộ luật TTHS thì bạn có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt mà không có lệnh từ tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn từ Viện kiểm sát, do đó bạn có quyền hỏi rõ lý do bắt bạn.
5. Trong trường hợp họ sử dụng vũ lực để cưỡng bức thì bạn nên tạm thời chấp hành để tránh việc họ vu khống bạn chống người thi hành công vụ. Nhưng khi làm việc thì bạn nên cương quyết yêu cầu họ nói rõ lý do bắt bạn.
6. Bạn nên giữ bình tĩnh, tự chế trong mọi trường hợp. Đừng nổi nóng hoặc phản ứng một cách bạo động khi bị khiêu khích. Điều này sẽ tránh tạo lý cớ để công an đánh đập hoặc bắt bạn.
7. Tất cả mọi cuộc biểu tình nên diễn ra trong hòa bình tránh bạo động, cho dù biểu tình với lý do gì.
8. Bạn nên quan sát chung quanh để sớm phát giác những thành phần cố tình trà trộn vào đoàn biểu tình để khiêu khích, xách động đám đông.
9. Nếu bị ép bắt về đồn công an thì bạn nên cương quyết từ chối việc ký giấy nhận tội. Điều 9 Bộ luật TTHS có qui định rằng: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu bị hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
10. Bạn có quyền yêu cầu phải có luật sư để bào chữa. Trong buổi hỏi cung của cơ quan điều tra, bạn có quyền yêu cầu có mặt luật sư và nếu cần có thể tham khảo luật sư về các câu trả lời cho cơ quan điều tra.
Luật của Sự Thật
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét