RFA file. Toàn dân khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
RFA
21-06-2012
Quốc hội Việt Nam hôm nay đã thông qua Luật
Biển Việt Nam với hơn 99% đại biểu đồng ý.
Trong điều 1 của Luật Biển Việt Nam vừa được quốc hội thông qua với đa số tuyệt đối như vừa nói thì chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định.
Theo luật vừa mới được quốc hội thông qua thì Việt Nam có qui định những biện pháp cần thiết, bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng để bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo của Việt Nam.
Luật Biển của Việt Nam cũng đề ra nguyên tắc sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp với những quốc gia khác. Ngoài ra luật này cũng thừa nhận quyền qua lại của các tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam miễn là không vi phạm những qui định bị cho là phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
Trong khi đó Trung Quốc hôm nay cũng lên tiếng nói rằng Bắc Kinh mạnh mẽ chống lại Luật Biển của Việt Nam mà Quốc hội nước này vừa thông qua.
Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, Trương Chí Quân, cho triệu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh đến để đưa ra phản đối về Luật Biển của Việt Nam trong đó tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo thông cáo của Bộ ngoại giao Trung Quốc thì Luật biển của Việt Nam với tuyên bố chủ quyền như vừa nêu là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Phía Trung Quốc tuyên bố Luật Biển của Việt Nam là không có hiệu lực. Bắc Kinh yêu cầu phía Việt Nam không làm gì hại đến quan hệ hai nước hoặc đến hòa bình và ổn định trong khu vực Biển mà Trung Quốc gọi là Nam Hải và Việt Nam gọi là Biển Đông.
Tại khu vực Biển Đông, sáu nước có tuyên bố chủ quyền là Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia.
Trong điều 1 của Luật Biển Việt Nam vừa được quốc hội thông qua với đa số tuyệt đối như vừa nói thì chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định.
Theo luật vừa mới được quốc hội thông qua thì Việt Nam có qui định những biện pháp cần thiết, bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng để bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo của Việt Nam.
Luật Biển của Việt Nam cũng đề ra nguyên tắc sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp với những quốc gia khác. Ngoài ra luật này cũng thừa nhận quyền qua lại của các tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam miễn là không vi phạm những qui định bị cho là phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
Trong khi đó Trung Quốc hôm nay cũng lên tiếng nói rằng Bắc Kinh mạnh mẽ chống lại Luật Biển của Việt Nam mà Quốc hội nước này vừa thông qua.
Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, Trương Chí Quân, cho triệu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh đến để đưa ra phản đối về Luật Biển của Việt Nam trong đó tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo thông cáo của Bộ ngoại giao Trung Quốc thì Luật biển của Việt Nam với tuyên bố chủ quyền như vừa nêu là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Phía Trung Quốc tuyên bố Luật Biển của Việt Nam là không có hiệu lực. Bắc Kinh yêu cầu phía Việt Nam không làm gì hại đến quan hệ hai nước hoặc đến hòa bình và ổn định trong khu vực Biển mà Trung Quốc gọi là Nam Hải và Việt Nam gọi là Biển Đông.
Tại khu vực Biển Đông, sáu nước có tuyên bố chủ quyền là Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia.
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét