Lê Trọng Hùng
-
Cái sự
giàu sang của một số cán bộ ở một tỉnh miền núi nghèo nơi cực Bắc của Tổ quốc –
đang phát lộ với hình thức “tậu dựng” nhà sàn bằng các loại gỗ quý hiếm, có lẽ
để phòng khi rời chốn "quan trường" có nơi trở về “vui thú điền viên”. Liệu có
mấy ai trong số họ đã “minh bạch kê khai tài sản”?.
Cái sự
giàu sang của một số cán bộ ở một tỉnh miền núi nghèo nơi cực Bắc của Tổ quốc –
đang phát lộ với hình thức “tậu dựng” nhà sàn bằng các loại gỗ quý hiếm, có lẽ
để phòng khi rời chốn "quan trường" có nơi trở về “vui thú điền viên”. Liệu có
mấy ai trong số họ đã “minh bạch kê khai tài sản”?.
Cơn mưa
rừng ào ào chạy qua ngọn núi Cao Bành để lại một vùng mênh mông quanh thung lũng
là 196 nóc nhà sàn cũ kỷ của người Tày, nhấp nhô trong không gian xen từng nương
lúa đang chín vàng, uốn bông câu.
Theo
hướng tay của trưởng thôn họ Đàm chỉ, chúng tôi được chiêm ngưỡng căn nhà sàn
thứ 197 của thôn Lâm Đồng (xã Phương Thiện, huyện Vị Xuyên) đẹp nổi bật trên nền
chiều mùa hạ, bởi màu vàng au của gỗ và ngói mới. “Đó là căn nhà sàn của “bác
Chủ tịch” đang sở hữu, được làm bằng toàn gỗ quý, dựng xong trong năm 2011”,
trưởng thôn họ Đàm nói.
- Làm
bằng gỗ gì? – đồng nghiệp tôi hỏi.
Trưởng
thôn liệt kê:
-
Nghiến này, trai này… Trong nhà sàn còn có cả loại gỗ quý toát ra mùi thơm
lạ, khiến thạch sùng, các loại dán và côn trùng chẳng dám bò vào nhà.
"Ục" xong
bi thuốc lào, trưởng thôn đưa cái điếu về phía tôi, rồi so sánh: “Căn nhà
sàn của vợ chồng mình trị giá khoảng 80 triệu đồng, bán đi may ra chỉ mua được
hai cây cột nhà của bác B. thôi”. Câu chuyện đang lõm bõm bên cửa sổ nhà
sàn của trưởng thôn họ Đàm thì thấy chiếc ô tô Camry BKS 80A… (màu xanh) chở Chủ
tịch B về thăm nhà.
Để đặt
lịch công tác, bạn tôi và tôi nhiều lần gọi điện thoại vào số di động của Chủ
tịch B. Chuông reo, buông nhiều khúc nhạc trên căn nhà sàn trị giá nhiều tỷ
đồng, nhưng có lẽ vì “số lạ” nên chẳng được bác Chủ tịch B trả lời.
Căn nhà sàn hiện đại dựng bằng gỗ quý hiếm, ông B. vẫn thường về nghỉ cuối tuần |
Bỏ lại
thôn Lâm Đồng dưới chân núi Cao Bành của xã Phương Thiện đang ôm bức tranh loang
lổ như tấm da báo trải rộng vào miền sơn cước, chúng tôi tìm về ngoại ô phường
Quang Trung, thành phố Hà Giang. Tại tổ 8, căn nhà sàn của ông V (một quan chức
cao cấp của tỉnh) cũng không kém phần lộng lẫy. Nó như cung điện nguy nga tọa
trên một không gian thoáng đãng, lạ thường. Cháu gọi ông V bằng cậu, có tên là
Thắng tiếp đón chúng tôi rất cởi mở.
Ngừng
việc lau bậc cầu thang, Thắng lần lượt giới thiệu và đưa chúng tôi đi thăm quan
cấu trúc căn nhà sàn. Dừng lại bên khẩu súng kíp của người Mông treo trên đầu
con hươu rừng - từng ăn đạn ria của gã thợ săn nào đó - trên bức vách bằng gỗ
quý cạnh gian chính để chụp ảnh lưu niệm, Thắng bảo: “Cả tòa nhà sàn này
được cậu V làm từ năm 2008, có 32 cột to toàn là gỗ quý hiếm, tọa trên lô đất
hơn 1.000 m2, có tổng diện tích sàn khoảng 230 m2. Gia đình cậu V đang sinh sống
ở trong trung tâm thành phố Hà Giang, vợ chồng em ở nhờ, trông hộ căn nhà sàn
độc đáo này. Khi nào cậu V về hưu, gia đình em trả nhà, rồi kéo nhau về quê cao
nguyên đá Đồng Văn sinh sống”.
Căn nhà sàn của ông V. trị giá nhiều tỷ đồng đang được các cháu trông coi |
Theo như
lời của bà con, ông V là người dân tộc H'Mông. Người H'Mông có nhà ở theo lối
kiến trúc nhà trình tường hoặc dựng nhà na ná theo nhà 5 gian của người Kinh ở
dưới xuôi, nhưng ông V lại rất thích dựng nhà sàn theo kiểu của người Tày vùng
Tây Bắc.
Thời điểm
ông V dựng nhà sàn, cả năm trời, có tới mấy chục thợ mộc giỏi nghề ở dưới xuôi
được ông V mời lên đẽo đục, tạc các họa tiết, bài trí trang điểm hoa văn ở vì,
kèo, đòn dông… bằng các loại gỗ quý hiếm cho căn nhà sàn của mình. Tiếng đục,
tiếng đe lách cách hỗn độn kéo dài nhiều đêm ngày như ở ngoài một công trường
tầm cỡ của địa phương…
Ở thành
phố Hà Giang hiện có rất nhiều "quan chức" đã và đang “đua nhau săn lùng” gỗ quý
hiếm để dựng nhà sàn. Trong đó, có nhà sàn của một ông Giám đốc Sở rất bề thế,
giá trị của nó “đè bẹp” các ngôi nhà sàn khác của người dân trong xã Vĩnh Phúc,
huyện Bắc Quang.
Còn nhà
sàn của một vị "quan chức" huyện Vị Xuyên cùng vợ cũng là một quan chức tỉnh thì
lại dựng rất to và theo lối kiến trúc cách tân, tọa lạc trong không gian rộng và
vô cùng thoáng đãng (có chung tường rào với một Trường Phổ thông Trung học) lọt
giữa Tổ 18, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang.
Căn nhà sàn của ông P ở Vị Xuyên bằng gỗ quý hiếm to đồ sộ, tọa lạc ở giữa tổ 18 phường Minh Khai, TP.Hà Giang. |
Theo quan
sát của chúng tôi, các loại nhà sàn của các "quan" đương chức đầu tỉnh Hà Giang
đều có đặc điểm điển hình, đó là vừa to vừa rộng, có ao, hồ, giả sơn hoặc non
bộ, tổng thể có trị giá nhiều tỷ đồng. Các loại nhà sàn này đều được đặt trong
một không gian thoáng đãng, được thiết kế hài hòa, dựng công phu toàn bằng các
loại gỗ quý hiếm, trong đó có gỗ nghiến và trai có xuất xứ tại các cánh rừng của
cao nguyên Hà Giang thuộc nhóm 2A, không được phép khai thác.
Trong số
"quan chức" có nhà sàn, có một số trong số họ vừa có nhà cao tầng hiện đại ở
trung tâm thành phố Hà Giang vừa có nhà sàn vùng ngoại ô, cho người nhà ở nhờ
hoặc có người trông nom hộ, chủ nhà chỉ về nghỉ cuối tuần.
Khác biệt
với các "quan" đang đương chức, một "quan chức" cấp cao tại tỉnh này đã “hạ cánh
an toàn” lại có phong cách “vui thú điền viên” độc đáo hơn. Tới thăm khu điền
viên của vị này, chúng tôi không thể không giật mình về một quần thể không gian
kiến trúc Đông – Tây kết hợp hài hòa, cận nhân tình.
Qua cổng
chào parapol, bên trái là tòa biệt thự của ông đang xây theo kiến trúc Tây
phương, trước nhà có giả sơn non bộ; đi đoạn là đến hồ rộng vài trăm mét vuông.
Bên phải hồ có suối. Suối có thành vách và uốn lượn vòng vèo. Cuối hồ là vườn
cây. Cây xanh trông thật kỳ quái và cổ kính. Đi đến cầu nhỏ, dừng nghe tiếng
nước róc rách dưới cầu. Bên cầu có cái giếng nước giả cổ. Đứng bên giếng nhìn
thấy một nhóm thợ (người Nam Định) đang đục đẽo hoa văn trang trí cho tòa nhà 5
gian làm bằng nhiều loại gỗ, trong đó có gỗ quý hiếm, dựng theo kiến trúc của
người Việt vùng duyên hải Thái Bình.
Cận cảnh một góc nhà gỗ của một vị quan chức về hưu. |
Ngôi nhà
gỗ của nhân vật này có thế tựa lưng vào núi, nhìn ra hồ rộng, tức là có thế
phong thủy “tả thanh long, hữu bạch hổ; tiền chu tước, hậu huyền vũ”. Theo cánh
thợ gỗ Nam Định cắt nghĩa thì, ngồi trong ngôi nhà gỗ này nhìn qua hồ rộng là
thấy căn biệt thự, như thế là có hàm ý “lấy cái cũ để soi vào cái mới” mà ngẫm
sự tình...
Đồng
nghiệp đi cùng ghé tai thảo luận với tôi về tài sản là những căn nhà sàn toàn là
gỗ quý hiếm của những "quan chức" này liệu họ có phải “minh bạch kê khai tài
sản” không nhỉ?... Tôi chợt nghĩ đến câu chuyện của Trưởng thôn họ Đàm nói ở
chân núi Cao Bành: “Cả thôn Lâm Đồng có 196 nóc nhà sàn cũ kỹ, trong đó có 30%
số nhà khi mưa về đã bị dột từ nóc”.
Cao
nguyên đá Hà Giang – Hà Nội, tháng 6/2012.
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét