Nghĩa Nhân thực hiện
-
Là đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ba khóa liên tiếp, nhà sử học Dương Trung Quốc giờ ít phát biểu hơn trước.
Nhưng mỗi lần “phát”, ý kiến của ông đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, mà gần đây nhất là bài viết chuẩn bị sẵn trong phiên thảo luận hội trường ngày 7-6, chỉ ra một nhu cầu cấp bách đổi mới hệ thống chính trị, mà trước hết là QH, là Chính phủ (CP), để không quá trễ nhịp với xu hướng dân chủ hóa xã hội.
-
Là đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ba khóa liên tiếp, nhà sử học Dương Trung Quốc giờ ít phát biểu hơn trước.
Nhưng mỗi lần “phát”, ý kiến của ông đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, mà gần đây nhất là bài viết chuẩn bị sẵn trong phiên thảo luận hội trường ngày 7-6, chỉ ra một nhu cầu cấp bách đổi mới hệ thống chính trị, mà trước hết là QH, là Chính phủ (CP), để không quá trễ nhịp với xu hướng dân chủ hóa xã hội.
ĐBQH Dương Trung Quốc nói: “Không bi quan nhưng tôi là người hay lo lắng. Hoạt động QH nhiều năm, bằng nghề nghiệp sử học, tôi cảm nhận thấy QH phải thay đổi. Càng ngày càng thấy QH nào thì CP ấy. QH có chất lượng, không thỏa hiệp, biết tạo điều kiện thuận lợi cho CP phát triển lành mạnh, thì CP sẽ khác”.
Cứ mỗi kỳ họp, QH lại nghe CP báo cáo công việc sáu tháng. Cứ thế mãi, thành ra bức tranh toàn cảnh về hoạt động của CP bị cắt vụn, không chỉ khóa này với khóa khác, mà ngay trong mỗi khóa cũng bị vụn. QH như thế thì CP sẽ vẫn tiếp tục loay hoay với những vấn đề có thể nóng bỏng nhưng ngắn hạn và hoạt động của CP sẽ mãi chỉ là giải quyết tình huống các vấn đề xã hội đặt ra.
Thay đổi nếp điều hành ấy thì trước hết QH phải thay đổi. Chẳng hạn, như ý kiến ĐB Trần Du Lịch, QH mà quyết định, kiểm soát được ngân sách thì CP chắc chắn sẽ khác đi rất nhiều. Còn tiếp tục như hiện nay, thì mãi mãi vẫn là một QH thỏa hiệp. Tất nhiên, thay đổi không đơn giản, bởi QH hay CP cũng đều dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Dương Trung Quốc đang phát
biểu tại hội trường. Ảnh: TTXVN
Lý sự cái chóp
. Phóng viên: Ông có vẻ muốn đẩy tới trách
nhiệm của QH, đòi hỏi tiền đề đổi mới phải từ QH. Nhưng ý kiến các ĐB thảo luận
đề án đổi mới hoạt động của QH có vẻ cho thấy rất khó thay đổi...
+ Ông Dương Trung Quốc: Đương nhiên, chúng ta đâu được bàn đến cái chóp, cái thực chất của hệ thống chính trị. Nếu nói đến hết, thì Đảng chủ trương thế nào sẽ có một QH, một CP như thế. Ví dụ rất điển hình, QH khóa trước nữa thảo luận về dự luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN), nhiều ý kiến cho rằng không thể để hành pháp đứng đầu ban chỉ đạo. Nhưng Đảng đã chủ trương rồi, mà QH chỉ là thể chế hóa nghị quyết của Đảng, nên Luật PCTN ra đời như vậy. Đến nay Đảng thấy chưa ổn, thì QH lại được yêu cầu đưa luật ra sửa.
. Nói thế thì việc các ĐBQH ít nhắc tới những sự kiện nóng bỏng vừa mới xảy ra giữa hai kỳ họp, như Tiên Lãng, Văn Giang, là có lý do của nó?
+ Thì rõ là QH đã không nhạy bén, không làm hết trách nhiệm của mình. Những vụ việc ấy là kết quả của quá trình tích lũy những bức xúc xã hội, trong xu hướng dân chủ hóa, dưới sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của truyền thông. Thế nhưng QH cứ như quên mất, ở khía cạnh pháp lý, 2013 là hết hạn giao đất nông nghiệp, quên mất rằng chính mình đã đề ra thời hạn đó.
Còn ở góc hẹp hơn, như tôi từng nói, khi vụ Tiên Lãng xảy ra, sao không thấy Thủ tướng vào cuộc dưới vai trò ĐBQH được bầu ở Hải Phòng, không thấy Đoàn ĐBQH Hải Phòng kịp thời giám sát, kiểm tra.
Còn tại sao chưa làm hết trách nhiệm, thì có lẽ vẫn do cơ chế xin - cho, tập tính nể nang, rồi lợi ích cục bộ. ĐB làm ở cơ quan hành pháp địa phương thì trước hết phải quan hệ tốt với trung ương mới mong bảo vệ được lợi ích của địa phương mình. Chằng chéo thế sao hết mình với nhiệm vụ QH được. Điều đó cho thấy chưa có mô hình thích hợp cho cả QH và CP trong đặc thù nền chính trị chúng ta.
. Nhưng ngay cả những chủ đề nóng bỏng, như xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa được nêu ra ở Trung ương 4 cũng thấy ít ĐBQH đề cập tới. Tại sao vậy?
+ Với con mắt người ngoài Đảng, tôi hiểu chủ đề này liên quan đến con người, đến bộ máy và với ít nhất hơn 90% ĐBQH là đảng viên. Nhưng quá trình đó đang diễn ra, mà sớm nhất tháng 7 này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mới kiểm điểm, tự phê và phê bình. Quy trình làm từ trên xuống ấy có mặt hợp lý nhưng còn có mặt tạo tâm lý đợi chờ, quan sát xem có “đầu xuôi, đuôi lọt” không. Các ĐBQH ít đề cập tới, có lẽ cũng vì thế.
. Vậy thì năng lực lắng nghe đâu chỉ là việc của QH, của CP như trong bài phát biểu của ông?
+ À, thì suy cho cùng cũng là tới cái chóp kia chứ. Chấp nhận đặc thù chính trị thì cũng phải nói tới cùng lý sự ấy.
Nhân dân đang vượt trước
. Trở lại với nhận định QH nào CP ấy, vậy đã qua ba nhiệm kỳ QH, ông nhận xét thế nào về ba khóa QH - CP?
+ Bộ máy nhà nước ta biến động nhân sự khá nhiều qua mỗi nhiệm kỳ. Rõ nhất là QH: Tính chuyên nghiệp rất thấp, không chỉ ở tỉ lệ ĐB chuyên trách thấp, mà cả tỉ lệ ĐB được bầu lần đầu sau mỗi kỳ bầu cử. Thành ra, QH hoạt động thế nào tùy thuộc rất nhiều phong cách người đứng đầu: Từ Chủ tịch Nguyễn Văn An khác với ông Nguyễn Phú Trọng, giờ là ông Nguyễn Sinh Hùng đều có những nét khác nhau, từ chi tiết nhỏ nhất.
Chẳng hạn, tới nhiệm kỳ này, các ĐBQH được nghỉ hết các ngày thứ Bảy, không quần quật hay cách nhật như các kỳ trước. Ấy phải chăng xuất phát từ phong cách của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, gốc từ hành pháp.
. Cử tri thường cảm nhận QH qua những ĐB gai góc. Nhưng đến nay, dường như chưa thấy những hình ảnh, kiểu như ông Nguyễn Minh Thuyết ở khóa XII hay Nguyễn Quốc Thước ở khóa IX...
+ Đã có lúc được xếp vào nhóm ấy nhưng tôi thấy điều đó chưa phản ánh tất cả. Hình ảnh ấy là dễ nhận biết, là đòi hỏi của xã hội nhưng hoạt động của QH đâu chỉ là những nội dung được truyền hình trực tiếp, những bài viết mà báo chí truyền bá. ĐBQH còn nhiều hoạt động khác chưa được truyền thông tới công chúng.
Tôi nghĩ, trong xu thế dân chủ hóa không thể đảo ngược này, QH khóa sau sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn khóa trước. Rõ nhất là giờ tôi đăng ký phát biểu không kịp nữa. Rất nhiều ĐB mạnh dạn phát biểu đã xếp hàng trước.
Chỉ có điều, trong bối cảnh này, không chỉ dân trí, mà cả ý thức dân chủ của người dân đã mạnh lên rất nhiều. Tốc độ ấy của nhân dân đang đi nhanh hơn cơ chế hiện hành, tạo ra độ chênh. Độ chênh ấy thể hiện bằng những bức xúc của người dân với thời cuộc, mà nếu các nhà chính trị không điều chỉnh thể chế đáp ứng kịp thời thì bức xúc có thể vượt giới hạn, gây đổ vỡ không ai mong muốn.
. Xin cảm ơn ông.
+ Ông Dương Trung Quốc: Đương nhiên, chúng ta đâu được bàn đến cái chóp, cái thực chất của hệ thống chính trị. Nếu nói đến hết, thì Đảng chủ trương thế nào sẽ có một QH, một CP như thế. Ví dụ rất điển hình, QH khóa trước nữa thảo luận về dự luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN), nhiều ý kiến cho rằng không thể để hành pháp đứng đầu ban chỉ đạo. Nhưng Đảng đã chủ trương rồi, mà QH chỉ là thể chế hóa nghị quyết của Đảng, nên Luật PCTN ra đời như vậy. Đến nay Đảng thấy chưa ổn, thì QH lại được yêu cầu đưa luật ra sửa.
. Nói thế thì việc các ĐBQH ít nhắc tới những sự kiện nóng bỏng vừa mới xảy ra giữa hai kỳ họp, như Tiên Lãng, Văn Giang, là có lý do của nó?
+ Thì rõ là QH đã không nhạy bén, không làm hết trách nhiệm của mình. Những vụ việc ấy là kết quả của quá trình tích lũy những bức xúc xã hội, trong xu hướng dân chủ hóa, dưới sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của truyền thông. Thế nhưng QH cứ như quên mất, ở khía cạnh pháp lý, 2013 là hết hạn giao đất nông nghiệp, quên mất rằng chính mình đã đề ra thời hạn đó.
Còn ở góc hẹp hơn, như tôi từng nói, khi vụ Tiên Lãng xảy ra, sao không thấy Thủ tướng vào cuộc dưới vai trò ĐBQH được bầu ở Hải Phòng, không thấy Đoàn ĐBQH Hải Phòng kịp thời giám sát, kiểm tra.
Còn tại sao chưa làm hết trách nhiệm, thì có lẽ vẫn do cơ chế xin - cho, tập tính nể nang, rồi lợi ích cục bộ. ĐB làm ở cơ quan hành pháp địa phương thì trước hết phải quan hệ tốt với trung ương mới mong bảo vệ được lợi ích của địa phương mình. Chằng chéo thế sao hết mình với nhiệm vụ QH được. Điều đó cho thấy chưa có mô hình thích hợp cho cả QH và CP trong đặc thù nền chính trị chúng ta.
. Nhưng ngay cả những chủ đề nóng bỏng, như xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa được nêu ra ở Trung ương 4 cũng thấy ít ĐBQH đề cập tới. Tại sao vậy?
+ Với con mắt người ngoài Đảng, tôi hiểu chủ đề này liên quan đến con người, đến bộ máy và với ít nhất hơn 90% ĐBQH là đảng viên. Nhưng quá trình đó đang diễn ra, mà sớm nhất tháng 7 này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mới kiểm điểm, tự phê và phê bình. Quy trình làm từ trên xuống ấy có mặt hợp lý nhưng còn có mặt tạo tâm lý đợi chờ, quan sát xem có “đầu xuôi, đuôi lọt” không. Các ĐBQH ít đề cập tới, có lẽ cũng vì thế.
. Vậy thì năng lực lắng nghe đâu chỉ là việc của QH, của CP như trong bài phát biểu của ông?
+ À, thì suy cho cùng cũng là tới cái chóp kia chứ. Chấp nhận đặc thù chính trị thì cũng phải nói tới cùng lý sự ấy.
Nhân dân đang vượt trước
. Trở lại với nhận định QH nào CP ấy, vậy đã qua ba nhiệm kỳ QH, ông nhận xét thế nào về ba khóa QH - CP?
+ Bộ máy nhà nước ta biến động nhân sự khá nhiều qua mỗi nhiệm kỳ. Rõ nhất là QH: Tính chuyên nghiệp rất thấp, không chỉ ở tỉ lệ ĐB chuyên trách thấp, mà cả tỉ lệ ĐB được bầu lần đầu sau mỗi kỳ bầu cử. Thành ra, QH hoạt động thế nào tùy thuộc rất nhiều phong cách người đứng đầu: Từ Chủ tịch Nguyễn Văn An khác với ông Nguyễn Phú Trọng, giờ là ông Nguyễn Sinh Hùng đều có những nét khác nhau, từ chi tiết nhỏ nhất.
Chẳng hạn, tới nhiệm kỳ này, các ĐBQH được nghỉ hết các ngày thứ Bảy, không quần quật hay cách nhật như các kỳ trước. Ấy phải chăng xuất phát từ phong cách của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, gốc từ hành pháp.
. Cử tri thường cảm nhận QH qua những ĐB gai góc. Nhưng đến nay, dường như chưa thấy những hình ảnh, kiểu như ông Nguyễn Minh Thuyết ở khóa XII hay Nguyễn Quốc Thước ở khóa IX...
+ Đã có lúc được xếp vào nhóm ấy nhưng tôi thấy điều đó chưa phản ánh tất cả. Hình ảnh ấy là dễ nhận biết, là đòi hỏi của xã hội nhưng hoạt động của QH đâu chỉ là những nội dung được truyền hình trực tiếp, những bài viết mà báo chí truyền bá. ĐBQH còn nhiều hoạt động khác chưa được truyền thông tới công chúng.
Tôi nghĩ, trong xu thế dân chủ hóa không thể đảo ngược này, QH khóa sau sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn khóa trước. Rõ nhất là giờ tôi đăng ký phát biểu không kịp nữa. Rất nhiều ĐB mạnh dạn phát biểu đã xếp hàng trước.
Chỉ có điều, trong bối cảnh này, không chỉ dân trí, mà cả ý thức dân chủ của người dân đã mạnh lên rất nhiều. Tốc độ ấy của nhân dân đang đi nhanh hơn cơ chế hiện hành, tạo ra độ chênh. Độ chênh ấy thể hiện bằng những bức xúc của người dân với thời cuộc, mà nếu các nhà chính trị không điều chỉnh thể chế đáp ứng kịp thời thì bức xúc có thể vượt giới hạn, gây đổ vỡ không ai mong muốn.
. Xin cảm ơn ông.
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét