Đoan
Trang
-
Điểm
gần bờ nhất của chín lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu chỉ cách bờ biển giữa Nha
Trang và Phan Thiết 57 hải lý!
Việc
CNOOC công khai gọi thầu quốc tế cho các dự án dầu khí nằm trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chắc chắn là có sự đồng ý của chính phủ
Trung Quốc.
Chiều
27-6 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã tổ chức họp báo,
lên án mạnh mẽ việc Trung Quốc mở thầu quốc tế chín lô dầu khí trong vùng đặc
quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngang nhiên gọi thầu trên vùng
biển Việt Nam
Trước đó,
ngày 23-6, hai ngày sau khi Quốc hội thông qua Luật Biển Việt Nam, Tổng Công ty
Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) tuyên bố mời thầu chín lô dầu khí nói trên
trong chương trình hợp tác thăm dò khai thác với các công ty nước ngoài trong
năm 2012.
Trong quá
khứ, Trung Quốc từng không ít lần phản đối hoặc gây trở ngại cho các công ty hợp
tác với Việt Nam trong hoạt động khai thác dầu khí. Tuy nhiên, đây là lần đầu
tiên CNOOC công khai gọi thầu quốc tế cho các dự án dầu khí nằm trong vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; và theo nhận định của ông Đỗ Văn
Hậu, Tổng Giám đốc PVN, việc làm này “chắc chắn là có sự đồng ý của chính phủ
Trung Quốc”.
Qua kiểm
tra tọa độ, PVN khẳng định chín lô mà Trung Quốc đang mời thầu nằm chồng lên các
lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà PVN đã và đang tiến hành các hoạt động
dầu khí từ lâu nay (xem bản đồ).
Thông tin sai lạc từ phía Trung
Quốc
Trên
website của mình, phía CNOOC tuyên bố bảy trong số chín lô dầu khí nằm ở bể
Trung Kiến Nam, hai lô còn lại nằm trong các bể Vạn An và Nam Vi Tây. Các lô có
độ sâu 300-4.000 m, trải trên một diện tích hơn 160.000 km2. CNOOC cũng kêu gọi
các công ty dầu khí nước ngoài hợp tác, chuyển giao công nghệ để họ phát triển
năng lực khai thác dầu khí tại những vùng biển sâu.
Đáp lại,
tại cuộc họp báo chiều 27-6, Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu nhấn mạnh: “Các lô này
nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, do đó thuộc quyền chủ quyền của Việt
Nam và chúng tôi không quan tâm đến việc Trung Quốc gọi nó là gì. Tên của các bể
trầm tích của Việt Nam tại đây là Phú Khánh và (một phần của bể) Nam Côn
Sơn”.
Đặc biệt,
ông khẳng định: “Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp”; hành động
của CNOOC “là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước LHQ về Luật
Biển (UNCLOS) 1982 và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế”.
Áp sát
đảo Phú Quý
Ông Hậu
chỉ rõ trên bản đồ: “Từ ranh giới phía tây của khu vực chín lô mà Trung Quốc mời
thầu vào đến Quảng Ngãi chỉ có 76 hải lý. Khu vực này cách bờ biển phía bắc của
Nha Trang 60 hải lý. Điểm gần bờ nhất, cách bờ biển giữa Nha Trang và Phan Thiết
chỉ có 57 hải lý và cách đảo Phú Quý chỉ hơn 30 hải lý”.
Các vùng
này đều đã được PVN và các đối tác dầu khí tiến hành hoạt động dầu khí từ lâu.
Cụ thể, hiện PVN đang triển khai bốn hợp đồng lớn: “Thứ nhất, hợp đồng với
GAZPROM - tổ hợp tập đoàn công nghiệp khí của Nga - tại các lô từ 129 đến132.
Thứ hai, lô 128, với Công ty Dầu khí Quốc gia của Ấn Độ (ONGC). Thứ ba, tại các
lô từ 156 đến 159 mà phần phía bắc của nó dính vào chính lô Trung Quốc gọi thầu,
chúng tôi đang làm việc với Exxon Mobil của Mỹ. Thứ tư, các lô 148-149, là hợp
đồng với Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam (PVEP)” - ông Đỗ Văn
Hậu cho biết.
Sẽ phản đối Trung Quốc đến
cùng
PVN cực
lực phản đối và yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu, nghiêm túc tuân
thủ thỏa thuận về những nguyên tắc giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển giữa
Việt Nam và Trung Quốc, cũng như tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS
1982. Tuy thế, bên cạnh đó, tổng giám đốc PVN cũng nói rõ: “PVN hoan nghênh
CNOOC và các công ty dầu khí Trung Quốc tham gia hợp tác cùng PVN đầu tư vào các
hoạt động dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, giống như các công ty dầu khí quốc
tế khác. Đương nhiên, phải trên cơ sở tôn trọng luật pháp, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam”.
Đối với
các đối tác quốc tế, PVN kêu gọi họ không tham gia chào thầu. “Còn trong trường
hợp họ bất chấp các ý kiến của chúng ta, ký hợp đồng với Trung Quốc, PVN sẽ phản
đối đến cùng, cương quyết phản đối họ triển khai các hoạt động dầu khí tại vùng
thềm lục địa của ta” - ông Đỗ Văn Hậu cho biết. Ngoài ra, tất cả kế hoạch của
PVN tại khu vực vẫn được tiến hành bình thường, không chịu ảnh hưởng bởi hành
động gọi thầu của CNOOC.
Trước
những ý kiến lo ngại rằng dưới sức ép của Trung Quốc, các công ty nước ngoài có
thể rút lui, ông Hậu cho biết trong ngành dầu khí, việc đến một nước nào đó để
đầu tư và rồi ra đi là bình thường, ở Việt Nam cũng vậy. “Một số đối tác của PVN
đã nhận được ý kiến từ Trung Quốc nhưng họ cũng khẳng định các việc Việt Nam
tiến hành là hoàn toàn hợp pháp, phù hợp với luật pháp quốc tế khi triển khai
mời, ký kết hợp đồng hợp tác dầu khí tại đây và họ sẽ tiếp tục hợp tác với ta
trong thời gian tới” - ông Hậu cho hay.
Bộ Ngoại giao trao công hàm phản đối Trung Quốc
Theo TTXVN, ngày 27-6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc CNOOC mở thầu quốc tế tại chín lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.Trước đó, vào ngày 26-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nhấn mạnh Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở biển Đông và mở rộng tranh chấp.Ông Nghị yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).TXQuy tắc pháp lý bị xâm phạm nghiêm trọngTại cuộc họp báo 27-6, Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu cũng nêu lại “sự cố cắt cáp” xảy ra với tàu Bình Minh 2 của PVN ngày 26-5-2011. Vị trí tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 2 nằm đúng vào lô 148 (tức lô HY34) mà PVN đang tiến hành khai thác, hoàn toàn trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.Việc Trung Quốc mời thầu tại các lô thuộc bể Phú Khánh và Nam Côn Sơn của Việt Nam cho thấy họ đang mặc nhiên hợp thức hóa chủ quyền đối với vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò”. Theo nhận định của Quỹ Nghiên cứu biển Đông, nếu để Trung Quốc thành công trong việc xâm lấn vùng này có nghĩa là những quy tắc pháp lý, những giá trị hành xử được xây dựng ở tầm quốc tế đã bị chà đạp một cách nghiêm trọng và đây sẽ là một tiền lệ nguy hiểm.
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét