-
24-6-2012 là tròn 7 năm Yahoo! 360° khai
trương ở Việt Nam. Là một blogger, tôi nghĩ rằng nếu các cuộc biểu tình chống
Trung Quốc năm 2011 gắn với Facebook, thì ở thời kỳ 2007-2008, Yahoo! 360° là
một công cụ tập hợp không thể thiếu. Do đó, giới blogger chính trị ở Việt Nam
rất nên nhớ đến mạng xã hội (đã đóng cửa) này.
Cũng trong những ngày kỷ niệm một năm “mùa hè không đỏ lửa” 2011, tôi nảy ra ý định lập một “biên niên sử” ngắn về phong trào viết blog ở Việt Nam, kể từ khi blog xuất hiện ở đây.
Cũng trong những ngày kỷ niệm một năm “mùa hè không đỏ lửa” 2011, tôi nảy ra ý định lập một “biên niên sử” ngắn về phong trào viết blog ở Việt Nam, kể từ khi blog xuất hiện ở đây.
Kính mong các bạn blogger, Facebooker cùng
đọc kỹ và góp ý sửa chữa, bổ sung nếu thấy thiếu sót. Ngoài ra, đã là “lịch sử”
thì chỉ liệt kê sự kiện, hạn chế bình luận chủ quan – nhưng nếu có phần nào tôi
thể hiện đánh giá cá nhân sai lệch, rất mong được lượng thứ. Bản tiếng Anh ở
phía dưới.
June 24th 2012 marks the seventh year since Yahoo! 360° was introduced to Vietnam. As a blogger, I believe that while anti-China protests in 2011 were mostly attached to Facebook, Yahoo! 360° was an integral part of the protests in 2007. Political bloggers in Vietnam, therefore, should never forget this departed blog.
These days, one year after the summer of protests in Hanoi and Saigon, I’ve come up with the idea of writing a short chronology of blogging in Vietnam since the advent of blogs here. I would be very grateful if you could read it and make corrections to anything you find to be wrong or misleading information. The English version is below the Vietnamese one.
June 24th 2012 marks the seventh year since Yahoo! 360° was introduced to Vietnam. As a blogger, I believe that while anti-China protests in 2011 were mostly attached to Facebook, Yahoo! 360° was an integral part of the protests in 2007. Political bloggers in Vietnam, therefore, should never forget this departed blog.
These days, one year after the summer of protests in Hanoi and Saigon, I’ve come up with the idea of writing a short chronology of blogging in Vietnam since the advent of blogs here. I would be very grateful if you could read it and make corrections to anything you find to be wrong or misleading information. The English version is below the Vietnamese one.
* * *
LƯỢC SỬ BLOG VIỆT NAM
2005: Yahoo! 360° xuất hiện ở Việt Nam (chính
thức khai trương ngày 24-6-2005).
2006-2008: Giai đoạn bùng nổ của Yahoo! 360°,
mở ra cả một thế giới mới trong lĩnh vực truyền thông Internet. Các blogger
viết, chụp ảnh, chia sẻ file dữ liệu, và kết nối với nhau. Xuất hiện khái niệm
“văn học mạng”. Một thế hệ nhà văn hình thành trên mạng khi họ viết truyện ngắn,
tiểu thuyết, đăng dài kỳ trên blog. Một số gương mặt nổi tiếng gồm Trần Thu
Trang, Trang Hạ, Hà Kin, Nick D… Hầu hết là phụ nữ, tuổi từ 20-30, và nói chung
hạn chế viết về chính trị, tập trung vào thơ văn.
Một số blogger tăng view bằng cách đăng tải
những bài viết và ảnh liên quan tới các chủ đề tình dục và người nổi tiếng: Cô
Gái Đồ Long, Only You, Tắc Kè, Vàng Anh (với triết lý “tình dục, chính trị, kinh
dị”, nick Vàng Anh được đặt theo tên một nữ diễn viên tuổi teen nổi tiếng từng
dính vào bê bối tình dục).
Có một số ít blogger chính trị và chưa ai nổi
tiếng: Vàng Anh (nổi tiếng chủ yếu ở phần nội dung liên quan đến sex và kinh
dị), Người Buôn Gió, Anh Ba Sàm.
Thứ bảy, 8-12-2007: Những cuộc biểu tình đầu
tiên của blogger ở Hà Nội và TP.HCM chống việc Trung Quốc phê chuẩn quyết định
thành lập khu hành chính mang tên Thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo Trường Sa
và Hoàng Sa.
20-4-2008: Blogger Điếu Cày bị bắt, sau đó bị
kết án 2 năm 6 tháng tù vì tội “trốn thuế”.
29-4-2008: Thanh niên biểu tình ở Hà Nội và
TP.HCM, phản đối nghi lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh. Quy mô biểu tình khá
nhỏ.
Cuối 2008: Tin tức về “đại dự án” khai thác
bô-xít ở Tây Nguyên bắt đầu lan truyền cả trên báo chí chính thống và cộng đồng
blog. Bắt đầu nổi lên một trang Yahoo! 360° nổi tiếng dưới tên gọi “Change We
Need”, công kích trực tiếp dự án này.
Blog “Change We Need” cung cấp cho độc giả
những thông tin không thể kiểm chứng về chính quyền và mối quan hệ với phía
Trung Quốc, chẳng hạn viết rằng .“Bauxite Tây Nguyên – huyệt mộ triều đại cộng
sản tự đào chôn mình”
24-5-2009: Ông Trần Huỳnh Duy Thức, Giám đốc
Công ty Một Kết Nối, bị bắt.
Giữa năm 2009: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo
Phạm Toàn và TS. Nguyễn Thế Hùng lập một website phản biện dự án bauxite Tây
Nguyên.
13-6-2009: Luật sư Lê Công Định bị bắt. Theo cơ
quan an ninh, ông Thức và ông Định là tác giả của blog “Change We Need”, blog
này được lập vào đầu tháng 11-2008.
13-7-2009: Yahoo! 360° đóng vĩnh viễn. Cộng
đồng blogger Việt Nam bị xé nhỏ. Một số tự động chuyển sang dùng Yahoo! 360°
Plus. Số khác dùng Wordpress, Blogger, Multiply, Weblog, v.v.
Sau vụ Yahoo! 360° đóng cửa, Facebook nhanh
chóng nổi lên như là mạng xã hội được ưa chuộng nhất. Blog Anh Ba Sàm trở thành
điểm “tụ họp” của những người quan tâm đến chính trị. Chủ nhân gọi blog này là
“Thông Tấn Xã Vỉa Hè”, một cách gọi có hàm ý giễu nhại Thông Tấn Xã Việt Nam
(“Tin vỉa hè” là từ người Việt Nam dùng để chỉ chuyện ngồi lê ngôi mách, tin
vịt, tin không được kiểm chứng mà mọi người kháo nhau khi đang ngồi café vỉa
hè).
Nhiều blog mới về chính trị ra đời trong giai
đoạn 2009-2010 như là kết quả của vụ đóng cửa Yahoo! 360°: Quê Choa
(http://quechoa.info), Trương Duy Nhất (http://truongduynhat.vn), Nguyễn Xuân
Diện, v.v. Quê Choa là của nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Quang Lập. Phong cách
hài hước, thậm chí đôi khi tục, của ông được rất nhiều người đọc ưa thích.
Trương Duy Nhất là nhà báo, đã tuyên bố nghỉ viết báo chuyên nghiệp để viết blog
cho tự do. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là một người nghiên cứu về ca trù.
27-8-2009: Người Buôn Gió bị bắt. Phạm Đoan
Trang bị bắt ngày hôm sau, rồi đến Mẹ Nấm vài ngày sau đó. Ba người lần lượt
được thả sau 9 ngày đêm.
Khoảng tháng 12-2009: Facebook bắt đầu bị
chặn.
26-10-2010: Cô Gái Đồ Long bị bắt vì đã viết
một entry “bôi nhọ” một tướng công an.
5-11-2010: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt
trong một khách sạn ở TP.HCM sau một vụ “đột kích” của công an.
4-4-2011: Phiên xử sơ thẩm ông Cù Huy Hà Vũ.
Phiên phúc thẩm tổ chức sau đó bốn tháng, vào ngày 2-8, ông Vũ bị kết án 7 năm
tù.
26-5-2011: Tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu
Bình Minh 2 của PetroVietnam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Làn sóng
phẫn nộ lan khắp Internet, cả blog lẫn mạng xã hội Facebook. Nhật Ký Yêu Nước
(một trang Facebook, thành lập ngày 30-4-2010) kêu gọi biểu tình phản đối Trung
Quốc.
5-6-2011: Những cuộc biểu tình đầu tiên nổ ra
cả ở Hà Nội và TP.HCM. Trang blog của Nguyễn Xuân Diện và Anh Ba Sàm (nay gọi là
Ba Sàm) nổi lên như là hai “điểm hẹn” trên mạng của người biểu tình. Cả hai blog
thường xuyên bị hack và tấn công đánh phá, có thể do cả an ninh mạng Việt Nam
lẫn lực lượng hacker đỏ của Trung Quốc.
Về những blogger một thời nổi tiếng như Hà Kin,
Trang Hạ, Trần Thu Trang, Nick D… họ vẫn viết, nhưng cũng đã có thêm nhiều gương
mặt mới, cho nên dường như giờ đây chinh phục, thu hút độc giả có phần khó khăn
hơn ngày xưa. Hơn nữa, khi mà Việt Nam đang trải qua suy thoái kinh tế thì có lẽ
các chủ đề như chuyện tình cảm lãng mạn sẽ bớt được ưa thích. (Không có nghĩa là
độc giả sẽ đổ xô sang đọc tin tức về chính trị).
9-6-2011: Tàu cá Trung Quốc phá hoại cáp thăm
dò của tàu Viking II (cũng của PetroVietnam).
12-6-2011: Biểu tình lần thứ hai ở Hà Nội và
TP.HCM. Biểu tình ở TP.HCM bị đàn áp. Có những bức ảnh chụp cảnh công an mặc
thường phục đánh người biểu tình trẻ trên đường phố Sài Gòn.
19-6-2011: Biểu tình lần thứ ba ở Hà Nội và
TP.HCM. Đây là cuộc biểu tình lần cuối của blogger TP.HCM trong mùa hè 2011. Với
Hà Nội, phong trào xuống đường còn kéo dài cho tới ngày 21-8-2011, khi 47 người
bị bắt và một số người bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” (cũng tương tự tội
“kích động bất ổn xã hội” ở Trung Quốc).
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét