Thùy
Linh
-
Theo blog Thùy Linh
Lâu lắm mới nghe được một câu nói có tính an ủi
từ miệng một lãnh đạo cao nhất của đất nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rằng,
phải thành công trong việc chống tham nhũng vì đó là “mệnh lệnh của nhân
dân”. Mới chỉ là an ủi vì từ câu nói này đến thực tế còn xa lắm. Mà cũng chỉ
là toa thuốc xoa bóp lúc cơn đau hành hạ, chứ còn để chữa lành căn bệnh ung thư
di căn phải cần đến phép màu. Nhưng thực tế vẫn có người khỏi bệnh ung thư đó
thôi? Vậy vẫn còn hy vọng được chăng? Có con đường nào cho Việt Nam? Bây giờ ai
tìm ra con đường đó dám chắc được giải nobel lắm?
Nhìn vào cuộc sống thì mệt mỏi lắm rồi, kiệt quệ lắm rồi. Đất đai, tiền bạc bị ăn cắp, ăn cướp, cái đói nghèo như bệnh kinh niên. Kinh tế giờ đây như chiếc xe lao xuống dốc không phanh. Bao giờ thì vực dậy để có ấm no, hạnh phúc? Tôn giáo cũng vẽ nên một thiên đường chưa ai thấy. Nhưng tôn giáo bảo đảm cho mọi người một khán chiếu vào thiên đường đó bằng đạo hạnh, hướng thiện. Còn thiên đường mà bao năm đất nước này vẽ ra cũng sẽ không bao giờ ai trông thấy, mà chỉ luôn là “định hướng”, là “con đường tất yếu”. Nhưng khán chiếu, visa của người dân vào thiên đường đó bị gán cho đói nghèo, còn quan chức là tiền tài không kể xiết. Không một đạo hạnh nào được thiết lập kể từ khi thiên đường ấy hình thành trên câu nói cửa miệng. Kể đến là tội ác, giả dối, nghèo đói, bất công, thiếu minh bạch, áp đặt, đểu giả… lên ngôi.
Chưa khi nào tội ác nhiều và kinh hoàng như bây giờ. Càng ngày càng gia tăng số lượng và “chất lượng” tội phạm. Một xã hội rất dễ tổn thương và tâm hồn con người nhiều đau đớn, lo âu, nghi ngờ, hoang mang. An ninh, mạng sống con người mong manh và thiếu an toàn hơn bao giờ hết. Đến như trụ sở an ninh, cảnh sát (nơi bảo vệ an ninh, bảo vệ tính mạng người dân) mà người dân sợ nhất khi vào đó thì thử hỏi ở đâu là an toàn?
Nơi đào tạo con người thì tranh cãi năm này qua năm khác, qua mấy mùa Quốc hội mà vấn nạn “đồi Ngô” vẫn tái diễn, ngàng càng trầm trọng hơn. Vậy con người được giáo dục từ môi trường đó sẽ ra chất lượng và sản phẩm gì? Thế mới hay từ cái lò giáo dục đó mới cho ra lũ cán bộ mua tàu Hoa sen, mua ủ nổi rác rưởi, ăn cắp, thất thoát hàng ngàn tỷ đồng là hợp logic. Chỉ có nền văn hoá và giáo dục đó mới có những người chỉ biết nói câu “rút kinh nghiệm”; “chỉ là hịên tượng cá biệt”; “tôi xin nhận khuyết điểm”; “đây là quyết định của chung”… mà không hề hổ thẹn và không bao giờ có văn hoá từ chức…Nói như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “công tác quản lý cán bộ có vấn đề”. Có vấn đề bao năm nay rồi chứ có phải gần đây đâu? Giải quyết tồn đọng của mấy mươi năm thế nào đây? Bởi sau mấy mươi năm xây dựng con người mới XHCN mà đất nước bi bét thế này thì biết con người mới của nền giáo dục ấy là ra sao? Nhưng đổ tội cho một mình ngành giáo dục e không công bằng. Giáo dục cũng bắt nguồn từ hướng đi của đường lối, chính sách mà thể chế qui định. Nhiều người nói về lỗi hệ thống rồi. Nói đến nhàm mấy năm nay nhưng có suy xuyển gì đâu? Thay hệ thống là thay đổi tư duy. Thay đổi tư duy là bắt đầu từ hy sinh quyền lợi của nhóm lợi ích, của quan chức? Ai dám nào?
Nhân dân chỉ có một mệnh lệnh: Hãy lột mặt nạ dối trá, tham lam, tham nhũng của từng quan tham xuống.
Nhân dân có thể tha thứ cho người hồi đầu. Nhưng sẽ không tha thứ cho hành động che dấu và ngụy tạo tội ác.
Liệu có được chăng? Vì như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói: “Chúng ta không có con đường nào khác, chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải thành công. Cho dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm”.
Hy vọng đây không phải là bánh vẽ như rất nhiều bánh vẽ mà nhân dân đã phải gánh chịu dù “ông chủ” đã “được phép” ra mệnh lệnh cho đám “đầy tớ” nhiều năm trước đây…
Nhìn vào cuộc sống thì mệt mỏi lắm rồi, kiệt quệ lắm rồi. Đất đai, tiền bạc bị ăn cắp, ăn cướp, cái đói nghèo như bệnh kinh niên. Kinh tế giờ đây như chiếc xe lao xuống dốc không phanh. Bao giờ thì vực dậy để có ấm no, hạnh phúc? Tôn giáo cũng vẽ nên một thiên đường chưa ai thấy. Nhưng tôn giáo bảo đảm cho mọi người một khán chiếu vào thiên đường đó bằng đạo hạnh, hướng thiện. Còn thiên đường mà bao năm đất nước này vẽ ra cũng sẽ không bao giờ ai trông thấy, mà chỉ luôn là “định hướng”, là “con đường tất yếu”. Nhưng khán chiếu, visa của người dân vào thiên đường đó bị gán cho đói nghèo, còn quan chức là tiền tài không kể xiết. Không một đạo hạnh nào được thiết lập kể từ khi thiên đường ấy hình thành trên câu nói cửa miệng. Kể đến là tội ác, giả dối, nghèo đói, bất công, thiếu minh bạch, áp đặt, đểu giả… lên ngôi.
Chưa khi nào tội ác nhiều và kinh hoàng như bây giờ. Càng ngày càng gia tăng số lượng và “chất lượng” tội phạm. Một xã hội rất dễ tổn thương và tâm hồn con người nhiều đau đớn, lo âu, nghi ngờ, hoang mang. An ninh, mạng sống con người mong manh và thiếu an toàn hơn bao giờ hết. Đến như trụ sở an ninh, cảnh sát (nơi bảo vệ an ninh, bảo vệ tính mạng người dân) mà người dân sợ nhất khi vào đó thì thử hỏi ở đâu là an toàn?
Nơi đào tạo con người thì tranh cãi năm này qua năm khác, qua mấy mùa Quốc hội mà vấn nạn “đồi Ngô” vẫn tái diễn, ngàng càng trầm trọng hơn. Vậy con người được giáo dục từ môi trường đó sẽ ra chất lượng và sản phẩm gì? Thế mới hay từ cái lò giáo dục đó mới cho ra lũ cán bộ mua tàu Hoa sen, mua ủ nổi rác rưởi, ăn cắp, thất thoát hàng ngàn tỷ đồng là hợp logic. Chỉ có nền văn hoá và giáo dục đó mới có những người chỉ biết nói câu “rút kinh nghiệm”; “chỉ là hịên tượng cá biệt”; “tôi xin nhận khuyết điểm”; “đây là quyết định của chung”… mà không hề hổ thẹn và không bao giờ có văn hoá từ chức…Nói như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “công tác quản lý cán bộ có vấn đề”. Có vấn đề bao năm nay rồi chứ có phải gần đây đâu? Giải quyết tồn đọng của mấy mươi năm thế nào đây? Bởi sau mấy mươi năm xây dựng con người mới XHCN mà đất nước bi bét thế này thì biết con người mới của nền giáo dục ấy là ra sao? Nhưng đổ tội cho một mình ngành giáo dục e không công bằng. Giáo dục cũng bắt nguồn từ hướng đi của đường lối, chính sách mà thể chế qui định. Nhiều người nói về lỗi hệ thống rồi. Nói đến nhàm mấy năm nay nhưng có suy xuyển gì đâu? Thay hệ thống là thay đổi tư duy. Thay đổi tư duy là bắt đầu từ hy sinh quyền lợi của nhóm lợi ích, của quan chức? Ai dám nào?
Nhân dân chỉ có một mệnh lệnh: Hãy lột mặt nạ dối trá, tham lam, tham nhũng của từng quan tham xuống.
Nhân dân có thể tha thứ cho người hồi đầu. Nhưng sẽ không tha thứ cho hành động che dấu và ngụy tạo tội ác.
Liệu có được chăng? Vì như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói: “Chúng ta không có con đường nào khác, chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải thành công. Cho dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm”.
Hy vọng đây không phải là bánh vẽ như rất nhiều bánh vẽ mà nhân dân đã phải gánh chịu dù “ông chủ” đã “được phép” ra mệnh lệnh cho đám “đầy tớ” nhiều năm trước đây…
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét