Nguyễn Hải Dương
-
Ngày 30/9/2011, Báo điện tử Tamnhin.net có đăng bài “Một cựu chiến binh hơn 100 lá đơn đi tìm công lý, phản ánh quá trình trên 5 năm gian khổ đi đòi đất của thương binh Hoàng Xuân Lĩnh, ngụ tại xã Pơng Đrang - Krông Búk - Đắk Lắk.
Căn nhà của ông Lĩnh đã bị đội cưỡng chế phá nát. |
Tính đến thời điểm này dù đã viết rất nhiều đơn thư gửi đi khắp các cơ quan ban nghành từ Trung ương tới địa phương nhưng nguyện vọng chính đáng của ông Hoàng Xuân Lĩnh vẫn chưa được các cấp chính quyền giải quyết một cách triệt để gây ra kiện cáo kéo dài.
Không đồng ý quyết định “cưỡng chế” dân tố cáo PCT huyện
Việc vụ án cưỡng chế và thu hồi đất năm 2008 của UBND huyện Krông Búk tính đến nay gần như vẫn còn dẫm chân tại chỗ gây ra kiện cáo triền miên và ông Hoàng Xuân Lĩnh đã làm đơn tố cáo ông La Thành Văn, PCT huyện Krông Búk (cũ), người ra quyết định cưỡng chế đất của gia đình ông Lĩnh.
Trong đơn tố cáo có 6 điểm chính mà ông Hoàng Xuân Lĩnh nêu lên, trong đó có rất nhiều điều khiến dư luận đặc biệt quan tâm và đặt dấu hỏi, liệu có phải đây là một sự áp đặt của chính quyền địa phương trong quá trình giải quyết công việc.
Không đồng ý quyết định “cưỡng chế” dân tố cáo PCT huyện
Việc vụ án cưỡng chế và thu hồi đất năm 2008 của UBND huyện Krông Búk tính đến nay gần như vẫn còn dẫm chân tại chỗ gây ra kiện cáo triền miên và ông Hoàng Xuân Lĩnh đã làm đơn tố cáo ông La Thành Văn, PCT huyện Krông Búk (cũ), người ra quyết định cưỡng chế đất của gia đình ông Lĩnh.
Trong đơn tố cáo có 6 điểm chính mà ông Hoàng Xuân Lĩnh nêu lên, trong đó có rất nhiều điều khiến dư luận đặc biệt quan tâm và đặt dấu hỏi, liệu có phải đây là một sự áp đặt của chính quyền địa phương trong quá trình giải quyết công việc.
Ông Hoàng Xuân Lĩnh cho biết: Sẽ kiện ông La Thành Văn, cũng như chính quyền địa phương nếu như không giải quyết thỏa đáng cho gia đình ông.
|
Việc thứ 1, theo ông Lĩnh, trong quá trình giải tỏa đền bù, chính quyền huyện Krông Búk (cũ) chưa có biên bản kiểm kê toàn bộ đất đai, tài sản của gia đình ông khi nhà nước thu hồi đất của cá nhân làm công trình phúc lợi, đây là việc làm hoàn toàn trái với Nghị định 84 của Chính phủ mà ông PCT La Thành Văn là người đứng đầu.
Việc thứ 2, gia đình tôi không chống đối vẫn đồng ý với quy hoạch của Nhà nước, song phải được Nhà nước thỏa thuận, phải có các văn bản đo đạc đền bù tái định cư một cách cụ thể, ở đây không có và chưa được sự thỏa thuận của người dân mà ông La Thành Văn lại ra quyết định cưỡng chế là hoàn toàn trái luật.
Việc thứ 3, tại sao lệnh cưỡng chế ngày 26/8/2008 nhưng ông Văn lại cho người cưỡng chế ngày 20/8/2008 là trái với nghị định 84 là không thể chấp nhận.
Việc thứ 4, trong khi gia đình tôi có 2 ông bà già đã trên 60 tuổi mà ông La Thành Văn PCT huyện, đại diện cho chính quyền lại điều động lực lượng như: Bộ đội, Công an, Tòa án, VKS và các tổ chức đoàn thể, khoảng mấy trăm người tới hủy hoại tài sản, nhà cửa của gia đình tôi, việc làm này của ông Văn là hoàn toàn vi phạm đạo đức của một cán bộ Đảng viên, coi thường tính mạng và tài sản của dân, kỷ cương và pháp luật nhà nước.
Việc thứ 5, trong lúc cưỡng chế ông Văn còn chỉ huy đập phá tháo dỡ và điều động xe đến chở vật liệu đi nhằm tẩu tán tang vật,cố ý làm mất dấu vết hiện trường của vụ cưỡng chế.
Việc thứ 6, trong lúc cưỡng chế ông La Thành Văn còn đe dọa cách chức ông Phạm Chí Thanh là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn 12.
Được biết hiện nay sau khi tách huyện Krông Búk ra thêm Thị xã Buôn Hồ, ông La Thành Văn được điều về làm PCT Thị xã Buôn Hồ, theo dư luận địa phương cũng như cá nhân ông Lĩnh, đây có thể là một động thái nhằm trốn tránh trách nhiệm cá nhân của ông Văn.
Cơ quan chức năng vào cuộc
Vừa qua, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đã cử ông Nguyên Công Định (thanh tra viên) xuống làm việc trực tiếp với ông Hoàng Xuân Lĩnh nhằm rà soát lại hồ sơ vụ kiện ngay tại bộ phận tiếp dân của UBND huyện Krông Búk.
Chiếu theo biên bản làm việc này có rất nhiều nội dung cần phải làm rõ, trong quá trình cưỡng chế và thu hồi đất năm 2006 của UBND huyện Krông Búk đối với hộ ông Hoàng Xuân Lĩnh.
Ông Phạm Chí Thanh, trưởng ban công tác mặt trận thôn 12, bị ông La Thành Văn dọa cách chức (trước rất nhiều người dân) khi được mời chứng kiến buổi cưỡng chế đất gia đình ông Lĩnh.
|
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin lược đăng nội dung chính trong biên bản làm việc giữa Thanh tra tỉnh Đắk Lắk và hộ ông Hoàng Xuân Lĩnh như sau:
Về thu hồi đất, diện tích đất thực tế của hộ ông Hoàng Xuân Lĩnh bị thu hồi là 1.320m2 (số diện tích đất trên nằm trong diện tích được xác nhận của UBND xã Pơng Đrang ngày 17/3/1995) nhưng UBND huyện Krông Búk đồng ý bồi thường 204m2 trong đó chỉ có 80m2 đất ở là không đúng, vì: Đất của gia đình ông Lĩnh chưa có giấy CNQSDĐ, chưa được công nhận diện tích đất ở nhưng UBND huyện Krông Búk (cũ) lại xác định ông Lĩnh đã bán 320m2 là không có cơ sở.
Khi thu hồi đất, UBND huyện Krông Búk không xác định diện tích gia đình ông Lĩnh sử dụng là bao nhiêu?, không có sơ đồ để xác định diện tích, không cắm mốc ranh giới bị thu hồi.
Về phía ông Hoàng Xuân Lĩnh yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường diện tích đất ở là 140m2, diện tích còn lại là đất nông nghiệp xen kẽ khu dân cư bằng giá trị đất tương ứng với giá trị đất bị thu hồi hoặc bằng tiền theo giá quy định tại thời điểm năm 2012 trong diện tích 1.320m2 đất bị thu hồi cho gia đình ông Lĩnh.
Về tài sản gắn liền trên dện tích đất bị thu hồi của hộ ông Hoàng Xuân Lĩnh đến nay, UBND huyện Krông Búk chưa bối thường cho gia đình ông, không có biên bản kiểm kê số tài sản bị thiệt hại gắn liền trên đất bị thu hồi, không có phương án bồi thường.
Biên bản kiểm kê tài sản do thu hồi đất ông Lĩnh không biết, không được tham gia kiểm đếm tài sản, không ký vào biên bản kiểm đếm tài sản thiệt hại, chữ ký trong phần đại diện hộ gia đình của biên bản kiểm kê tài sản thiệt hại trên đất bị thu hồi không phải là hộ của ông Hoàng Xuân Lĩnh mà do người khác ký.
Ông Hoàng Xuân Lĩnh yêu cầu bồi thường toàn bộ tài sản bị thiệt hại do bị thu hồi đất theo giá tại thời điểm năm 2012, trong đó có toàn bộ diện tích nhà xây cấp 4 bị UBND huyện Krông Búk cưỡng chế phá dỡ một phần năm 2008.
Về cưỡng chế giải phóng mặt bằng chưa đúng quy định như, chưa hoàn tất thủ tục bồi thường và tái định cư (chưa trả tiền và hỗ trợ đất tái định cư cho gia đình ông Lĩnh) đã đưa máy móc vào phá dỡ nhà cửa, cây cối của gia đình ông và dời đi nơi khác.
Quyết định cưỡng chế ngày 21/4/2008, không đưa trực tiếp cho người bị cưỡng chế mà kêu cửa xong để ở đầu ngõ sau đó bà Uông Thị Minh là vợ ông Lĩnh ra cầm vào.
Cũng theo biên bản này, đến nay (ngày 11/5/2012) hộ ông Lĩnh chưa nhận được bất cứ khoản tiền bồi thường thiệt hại nào do thu hồi đất làm cổng trường THPT Phan Đăng Lưu, nguyên nhân là do gia đình ông không được kiểm đếm tài sản, không được biết phương án bồi thường, diện tích, loại đất mà UBND huyện Krông Búk đã tính toán cho gia đình ông còn thiếu cơ sở pháp lý, có nhiều mức giá bồi thường không thống nhất.
Cũng trong buổi làm việc này ông Lĩnh đã cung cấp cho thanh tra 1 giấy báo (bản phô tô) nhận tiền đến bù của ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Krông Búk, 1 bản phô tô giấy xác nhận quyền sử dụng đất đai do ông Lĩnh lập ngày 17/3/1995 có xác nhận của UBND xã Pơng Đrang, 1 bản đồ khu vực đất hộ ông Lĩnh sử dụng từ năm 1992.
Trong biên bản này ghi rõ, ông Hoàng Xuân Lĩnh đã cung cấp đầy đủ giấy tờ cho cơ quan thanh tra.
|
Vụ việc này đã kéo dài 6 năm nay, các công văn của rất nhiều ban ngành từ Trung ương tới địa phương liên tục được ban ra, tuy nhiên sự việc vẫn chưa có hồi kết khi mà gia đình ông Lĩnh vẫn chưa nhận được một động thái tích cực nào từ phía các cơ quan chức năng.
Được biết, hiện nay Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đang nhanh chóng rà soát toàn bộ nội dung đơn kiện của gia đình ông Hoàng Xuân Lĩnh, kịp thời báo cáo lên UBND tỉnh để có hướng chỉ đạo giải quyết tiếp theo ai sai người đó phải chịu trách nhiệm.
Theo: Tamnhin.net
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét