Thảo luận tại các tổ sáng nay (6/6) về dự thảo sửa đổi luật Điện lực, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ không đồng tình khi còn quá nhiều điểm bất hợp lý, thiệt thòi cho người dân và cho các nhà đầu tư nhỏ.
Giá cao do chính EVN
ĐB Nguyễn Lâm Thành, Lạng Sơn bày tỏ, bản chất sửa đổi luật Điện lực hiện nay chủ yếu tập trung vấn đề giá nhưng vẫn còn nhiều kẽ hở.
Ông phân tích: Luật hiện nay quy định giá thành điện có 3 loại giá, 5 loại phí thì luật sửa đổi có tới 6 giá, 2 phí. Về bản chất, giá điện cơ bản chỉ có 3 loại là giá phát điện, bán buôn và bán lẻ. Còn lại, các phần chi phí về hệ thống phân phối, phụ trợ, điều độ, truyền tải là hoàn toàn nằm trong quá trình vận hành kỹ thuật sản xuất của ngành.
“Vậy mà, ngành điện chuyển tất cả các công đoạn này thành giá, trong khi nếu quy định đây là một loại giá thì sẽ phải có lợi nhuận ở đó. Cứ mỗi khâu lại được tính thêm một mức lợi nhuận thì cuối cùng, giá bán lẻ điện sẽ bị đẩy lên rất cao. Về bản chất kinh tế thì kết cấu đó không hợp lý”, ông Thành nhấn mạnh.
ĐB Trần Văn Minh, Quảng Ninh bổ sung, trong kết cấu giá, việc đưa ra loại phí điều tiết điện lực là không hợp lý. Đây là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, nhưng lại được biến thành một loại phí cho DN chịu, như vậy là không thuyết phục, trái luật phí và lệ phí.
Chưa hết, ĐB Nguyễn Lâm Thành tiếp tục chỉ ra các đòi hỏi quá đáng của ngành điện. "Đầu tư của ngành điện có một phần lớn từ ngân sách, nhiều dự án lớn có nguồn ODA. Ngân sách vừa rồi chi trả cho nước ngoài hàng trăm nghìn tỷ đồng chủ yếu là trả nợ cho ngành điện. Ngay cả chương trình phát triển điện ở Tây Nguyên đang được EVN quảng bá thì tới 80% là ngân sách, EVN chỉ lo 15-20%. Tài sản của EVN hiện nay cũng là của ngân sách đầu tư nhiều năm nay".
Ngay cả đến hệ thống lưới điện ở nông thôn, vùng sâu xa mà người dân đã đầu tư, giờ chuyển giao cho EVN mà EVN cũng chưa trả được.
“Thế nhưng, với nhiều đặc lợi như vậy, ngành điện lại đang muốn chuyển thành giá thị trường hết, giá tự do hết là chưa hợp lý”, ĐB Thành kết luận.
Theo nhiều ĐB, cơ cấu giá điện cần phải cân nhắc lại và đặc biệt, EVN phải chịu sự giám sát, thanh tra kiểm tra thường xuyên hơn, làm rõ các yếu tố tăng giá thành có nguyên nhân từ sự điều hành yếu kém của chính EVN.
Thủy điện bị ép giá
Với nhiều đại biểu các tỉnh miền núi, miền Trung, câu chuyện thủy điện bị ép giá được nêu ra bức xúc nhất.
ĐB Hà Công Long, Gia Lai chia sẻ, từ 1/7 tới sẽ có thị trường phát điện cạnh tranh vận hành, nhưng kỳ thực, khó có thể cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Những nhà máy trên 30MW hoàn toàn là Nhà nước, như TKV, PVN, EVN. Còn doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường phát điện cạnh tranh chỉ là mấy “ông” thủy điện, mai kia có vài nhà máy phong điện. Sản lượng của họ được bao nhiêu so với các các DN độc quyền nhà nước? Đến mùa mưa, thủy điện to đã phát và được huy động hết công suất, thì những thủy điện nhỏ mà chào giá cuối cùng cũng vẫn sẽ bị ép giá thấp.
Theo phản ánh của ĐB Nguyễn Lâm Thành, vừa qua khi phát điện cạnh tranh thí điểm, các nhà máy thủy điện nhỏ đã bị EVN ép giá mạnh, giảm xuống chỉ còn 600 đồng/kwh, chưa tới một nửa giá bình quân hiện nay.
Đồng cảm với những bức xúc trên, ĐB Dương Văn Thống, Yên Bái góp chuyện: “Khi tôi làm bí thư huyện, DN tư nhân làm thủy điện đã than phiền, quá trình đàm phán giá với EVN kéo dài lâu lắm, nhất là việc đấu nối lưới từ nhà máy tới trạm điện. Các DN nhỏ mà không có tiềm lực, không có mối quan hệ ở “bên trên” thì rất khó bán được điện. Đó chính là do cơ chế chính sách không minh bạch. Không có khung giá phát điện và nếu có mà khung càng rộng thì càng chết cho DN yếu thế”.
Phải xóa độc quyền
Giá cao do chính EVN
ĐB Nguyễn Lâm Thành, Lạng Sơn bày tỏ, bản chất sửa đổi luật Điện lực hiện nay chủ yếu tập trung vấn đề giá nhưng vẫn còn nhiều kẽ hở.
ĐB Hà Công Long, Gia Lai: Khócó thị trường phát điện cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Ảnh: Phạm Huyền |
Ông phân tích: Luật hiện nay quy định giá thành điện có 3 loại giá, 5 loại phí thì luật sửa đổi có tới 6 giá, 2 phí. Về bản chất, giá điện cơ bản chỉ có 3 loại là giá phát điện, bán buôn và bán lẻ. Còn lại, các phần chi phí về hệ thống phân phối, phụ trợ, điều độ, truyền tải là hoàn toàn nằm trong quá trình vận hành kỹ thuật sản xuất của ngành.
“Vậy mà, ngành điện chuyển tất cả các công đoạn này thành giá, trong khi nếu quy định đây là một loại giá thì sẽ phải có lợi nhuận ở đó. Cứ mỗi khâu lại được tính thêm một mức lợi nhuận thì cuối cùng, giá bán lẻ điện sẽ bị đẩy lên rất cao. Về bản chất kinh tế thì kết cấu đó không hợp lý”, ông Thành nhấn mạnh.
ĐB Trần Văn Minh, Quảng Ninh bổ sung, trong kết cấu giá, việc đưa ra loại phí điều tiết điện lực là không hợp lý. Đây là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, nhưng lại được biến thành một loại phí cho DN chịu, như vậy là không thuyết phục, trái luật phí và lệ phí.
Chưa hết, ĐB Nguyễn Lâm Thành tiếp tục chỉ ra các đòi hỏi quá đáng của ngành điện. "Đầu tư của ngành điện có một phần lớn từ ngân sách, nhiều dự án lớn có nguồn ODA. Ngân sách vừa rồi chi trả cho nước ngoài hàng trăm nghìn tỷ đồng chủ yếu là trả nợ cho ngành điện. Ngay cả chương trình phát triển điện ở Tây Nguyên đang được EVN quảng bá thì tới 80% là ngân sách, EVN chỉ lo 15-20%. Tài sản của EVN hiện nay cũng là của ngân sách đầu tư nhiều năm nay".
Ngay cả đến hệ thống lưới điện ở nông thôn, vùng sâu xa mà người dân đã đầu tư, giờ chuyển giao cho EVN mà EVN cũng chưa trả được.
“Thế nhưng, với nhiều đặc lợi như vậy, ngành điện lại đang muốn chuyển thành giá thị trường hết, giá tự do hết là chưa hợp lý”, ĐB Thành kết luận.
Theo nhiều ĐB, cơ cấu giá điện cần phải cân nhắc lại và đặc biệt, EVN phải chịu sự giám sát, thanh tra kiểm tra thường xuyên hơn, làm rõ các yếu tố tăng giá thành có nguyên nhân từ sự điều hành yếu kém của chính EVN.
Thủy điện bị ép giá
Với nhiều đại biểu các tỉnh miền núi, miền Trung, câu chuyện thủy điện bị ép giá được nêu ra bức xúc nhất.
ĐB Nguyễn Quốc Bình, Hà Nội: Đã độc quyền thì không thể có cạnh tranh. Ảnh: Lê Anh Dũng |
ĐB Hà Công Long, Gia Lai chia sẻ, từ 1/7 tới sẽ có thị trường phát điện cạnh tranh vận hành, nhưng kỳ thực, khó có thể cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Những nhà máy trên 30MW hoàn toàn là Nhà nước, như TKV, PVN, EVN. Còn doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường phát điện cạnh tranh chỉ là mấy “ông” thủy điện, mai kia có vài nhà máy phong điện. Sản lượng của họ được bao nhiêu so với các các DN độc quyền nhà nước? Đến mùa mưa, thủy điện to đã phát và được huy động hết công suất, thì những thủy điện nhỏ mà chào giá cuối cùng cũng vẫn sẽ bị ép giá thấp.
Theo phản ánh của ĐB Nguyễn Lâm Thành, vừa qua khi phát điện cạnh tranh thí điểm, các nhà máy thủy điện nhỏ đã bị EVN ép giá mạnh, giảm xuống chỉ còn 600 đồng/kwh, chưa tới một nửa giá bình quân hiện nay.
Đồng cảm với những bức xúc trên, ĐB Dương Văn Thống, Yên Bái góp chuyện: “Khi tôi làm bí thư huyện, DN tư nhân làm thủy điện đã than phiền, quá trình đàm phán giá với EVN kéo dài lâu lắm, nhất là việc đấu nối lưới từ nhà máy tới trạm điện. Các DN nhỏ mà không có tiềm lực, không có mối quan hệ ở “bên trên” thì rất khó bán được điện. Đó chính là do cơ chế chính sách không minh bạch. Không có khung giá phát điện và nếu có mà khung càng rộng thì càng chết cho DN yếu thế”.
Phải xóa độc quyền
Hầu hết các ĐB thống nhất rằng, những thiệt thòi trên của thủy điện nhỏ hay giá điện không minh bạch nằm ở nguyên nhân EVN còn độc quyền. Đáng tiếc là, luật lại không đề cập đến vấn đề này.
ĐB Huỳnh Thành, Gia Lai bày tỏ: “Luật điện lực chưa đề ra việc bỏ độc quyền EVN. Không rõ vì sao ta cứ lấn cấn tách sản xuất và truyền tải ra độc lập? Hiện nay, chúng ta khuyến khích phát triển các nguồn điện ngoài như thủy điện, phong điện nhưng việc mua điện trở lại của EVN là rất khó khăn. Vì hiện, EVN vẫn đang là người mua duy nhất”.
ĐB Huỳnh Thành, Gia Lai bày tỏ: “Luật điện lực chưa đề ra việc bỏ độc quyền EVN. Không rõ vì sao ta cứ lấn cấn tách sản xuất và truyền tải ra độc lập? Hiện nay, chúng ta khuyến khích phát triển các nguồn điện ngoài như thủy điện, phong điện nhưng việc mua điện trở lại của EVN là rất khó khăn. Vì hiện, EVN vẫn đang là người mua duy nhất”.
Đánh giá thẳng thắn, ĐB Nguyễn Quốc Bình, Hà Nội cho rằng: Chúng ta đã có xã hội hóa phần nguồn điện, phát điện nhưng thực chất mua buôn vào vẫn là độc quyền và bán lẻ ra cũng là độc quyền (EVN là người mua và bán duy nhất). Đã độc quyền thì không thể có cạnh tranh, không có định hướng theo thị trường.
Theo kiến nghị của ông Bình, luật phải quy định bắt buộc vai trò của Nhà nước điều tiết điện như Nhà nước quản lý, đầu tư về hạ tầng, hệ thống phân phối, quy hoạch, về chi phí và quy định mức giá, đồng thời làm rõ khái niệm cơ chế thị trường là gì. Điều đó sẽ làm giảm tốc độ tăng đột biến, liên tục tăng theo cấp số nhân của ngành điện.
“Cơ chế thị trường không phải giá thị trường và nếu muốn điều tiết giá thị trường thì cốt lõi của vấn đề giá là xóa bỏ độc quyền EVN”, ĐB Bình nhấn mạnh.
P.Huyền - X.Linh - T.Chung
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét